Trong vài năm trở lại đây, thói quen mua sắm Online của người dân thành thị tăng vọt, tạo nên một thị trường lớn cho các ông tướng thương mại điện tử phát triển, tuy không được lâu năm như các nước phương Tây, thế nhưng Việt Nam vẫn được xem là mảnh đất màu mỡ và dịch vụ phát triển cực nhanh trong khu vực, chúng ta sẽ cùng điểm qua 10 gương mặt sáng giá nhất được xem là hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2018 này nhé.
Lazada là trang thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba ở Trung Quốc, xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm vào năm 2012, Lazada với chiến lược đúng đã giúp họ chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam. Lazada cung cấp chủ yếu các sản phẩm như: Công nghệ, hàng gia dụng, phụ kiện, nội thất, chăm sóc sắc đẹp… Có mặt ở nhiều quốc gia tại Đông Nam Á đã giúp cho Lazada có thể OutSource rất tốt, hàng hóa đa dạng phù hợp với nhu cầu mua sắm giá rẻ tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại Lazada có hơn 50 triệu lượt truy cập, đứng đầu tại Việt Nam.
Top 2: Shopee.vn
Tuy bắt đầu hoạt động tại Việt Nam khá trễ, năm 2015 được xem là sự khởi đầu tuyệt vời của thương hiệu mua sắm trực tuyến trên thiết bị điện thoại Shopee, với chiến lược định hướng tốt, Shopee đón đầu xu hướng công nghệ, phân khúc khách hàng chủ yếu có mức thu nhập trung bình, giao diện web đẹp và bộ lọc sản phẩm là một lợi thế khá lớn về mặt kỹ thuật của Shopee. Shopee có trụ sở chính đặt tại Singapore, đến thời điểm hiện tại đã có hơn 40 triệu sản phẩm được bày bán trên gian hàng của Shopee.
Top 3: Tiki.vn
Với phương châm Tìm kiếm – Tiết kiệm, Tiki bước chân chập chững với mô hình B2C ban đầu là bán sách, sau đó mở rộng các mặt hàng khác như Điện gia dụng, điện thoại, máy tính bản, phụ kiện… Năm 2010 là năm mà Tiki một thương hiệu của người Việt Nam đặt cột mốc quan trọng cho bước phát triển của mình. Cho đến nay hơn 8 năm, Tiki đã có hơn 14 triệu lượt truy cập mỗi tháng và có đến hơn 120k sản phẩm được đăng tải.
Top 4: Sendo.vn
Sen đỏ, một khu chợ trực tuyến của Fpt, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2012, cho đến này Sendo đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường trong nước, với chiến lược Marketing phù hợp, cộng với nhiều tính năng hữu ích, Sendo đã có được hơn 14% thị phần thương mại điện tử, chỉ đứng sau Lazada, theo thống kê, người truy cập mua sắm tại Việt Nam truy cập là hơn 10 phút trong một phiên, cao nhất so với các trang thương mại điển tử khác.
Top 5: Adayroi.com
Được phát triển bởi tập đoàn VinGroup, A đây rồi đã đứng vững tại Thị trường Việt Nam sau hơn 3 năm ra mắt, không chỉ đơn thuần là sản phẩm bình thường như đồ gia dụng, điện thoại di động, chăm sóc sắc đẹp mà còn là các sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản. Một trang thương mại thật đặt biệt.
Top 6: Lotte.vn
Được thành lập bởi tập đoàn Lotte, lotte.vn cung cấp các mặt hàng chủ yếu như Thời trang, điện tử, sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp… Nhóm người tiêu dùng chủ yếu là nội trợ, tuy ra mắt khá muộn năm 2016, thế nhưng Lotte.vn có bước tăng trưởng vượt bậc và luôn đứng trong danh sách top đầu các trang thương mại điện tử tại Việt Nam.
Top 7: Thegioididong.com
Có lợi thế là chuỗi cửa hàng bán lẻ khắp nơi tại Việt Nam, thegioididong.com có khả năng giao hàng nhanh mà không phải gặp khó khăn nhiều như các trang thương mại điện tử khác, có khá nhiều mặt hàng đa dạng như thiết bị di động, laptop, phụ kiện đi kèm, còn có hàng gia dụng từ điện máy xanh, hay thực phẩm từ bách hóa xanh… Hàng hóa đa dạng khiến thegioididong.com tăng trưởng chóng mặt và đứng top đầu.
Top 8: Dienmayxanh.com
Thuộc sở hữu của tập đoàn Thế giới Di động, điện máy xanh ra mắt vào năm 2010 với các sản phẩm chủ yếu là đồ điện gia dụng, cũng có lợi thế là sở hữu chuỗi cửa hàng rộng khắp nên đây là một trang tuyệt vời nếu bạn muốn giao hàng nhanh.
Top 9: Chotot.com
Được ra mắt vào năm 2012, chợ tốt là một sàn giao dịch thương mại điện tử, các mặt hàng chủ yếu là đồ cũ và đa dạng từ đồ điện gia dụng cho tới bất động sản, đặt biệt là miễn phí nên trang này khá nổi tiếng.
Top 10: Fptshop.com.vn
Được thành lập từ rất lâu, năm 2007 là năm đánh dấu sự hình thành và phát triển của Fpt shop, có lợi thế rất lớn là cửa hàng ủy quyền của Apple và rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước thế nên đây là một đối thủ cực kỳ đáng chú ý của thegioididong.com.
6 thoughts on “Top 10 trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam 2018”
TH.Maik says:
Mấy ông thương mại điện tử này mạnh quá, nhất là sendo hay shopee, gặp quảng cáo là nhớ lại cái vụ “bảo anh ơi”. Nếu xét về mặt tài chính thì họ đều không thiếu, cái họ cần chắc là một ý tưởng Marketing sáng tạo nhất. Mình ủng hộ sendo.
Lotte mình thấy nó có nổi trội ở những mảng nào đâu mà sao nó lớn vậy trời, với lại giờ thấy bác bạn toàn mua ở Lazada với tiki không thôi, không biết các bạn khi mua các mặt hàng có số tiền lớn như thế nào chứ mua điện thoại hay laptop mà mua ở trên mạn rồi khi nó giao nhầm hay trầy xước hàng thì khổ. Không biết anh em như thế nào nhỉ
Tại bạn không biết đấy thôi, đâu phải cứ nổi tiếng là bất kỳ ai cũng phải biết đúng không nè, Lotte họ có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài và đã từng thành công nên vốn của họ dành cho hoạt động PR khá lớn với lại kinh nghiệm dày dặn nên câu chuyện thành công của thương hiệu Lotte này tại Việt Nam chỉ là một sớm một chiều thôi.
Nhờ bài viết mà mình được biết thêm nhiều thông tin của các công ty thương mại luôn đấy, vì bây giờ công việc rất nhiều mình không có nhiều thời gian đi mua sắm những cái cần thiết nhưng nhờ có mấy trang thương mại giúp mình tiết kiệm thời gian mà còn tiện lọi khi mua sắm nữa, chỉ cần ngồi ở nhà muốn mua gì thì cũng có người giao đến tận nơi.
Còn nhiều kiến thức kinh doanh từ những nhà thương mại điện tử lớn này cần phải học hỏi lắm bạn, họ sử dụng chiến lượt marketing online rất tốt và phương pháp này sẽ còn phát triển có thể thay thế cả phương pháp truyền thống thậm chí sau này phương pháp truyền thống có rất ít người dùng tới.
Mấy hôm nay dịp ngày lễ mua sắm gì đấy, thấy mọi người quá trời đi siêu thị lôn, các trang thương mại điện tử tha hồ giảm giác thu hút khách, cái này vui á. Người Việt Nam mình hưởng ứng sau ngày lễ tạ ơn cũng nhiệt tình quá ha.
Mấy ông thương mại điện tử này mạnh quá, nhất là sendo hay shopee, gặp quảng cáo là nhớ lại cái vụ “bảo anh ơi”. Nếu xét về mặt tài chính thì họ đều không thiếu, cái họ cần chắc là một ý tưởng Marketing sáng tạo nhất. Mình ủng hộ sendo.
Lotte mình thấy nó có nổi trội ở những mảng nào đâu mà sao nó lớn vậy trời, với lại giờ thấy bác bạn toàn mua ở Lazada với tiki không thôi, không biết các bạn khi mua các mặt hàng có số tiền lớn như thế nào chứ mua điện thoại hay laptop mà mua ở trên mạn rồi khi nó giao nhầm hay trầy xước hàng thì khổ. Không biết anh em như thế nào nhỉ
Tại bạn không biết đấy thôi, đâu phải cứ nổi tiếng là bất kỳ ai cũng phải biết đúng không nè, Lotte họ có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài và đã từng thành công nên vốn của họ dành cho hoạt động PR khá lớn với lại kinh nghiệm dày dặn nên câu chuyện thành công của thương hiệu Lotte này tại Việt Nam chỉ là một sớm một chiều thôi.
Nhờ bài viết mà mình được biết thêm nhiều thông tin của các công ty thương mại luôn đấy, vì bây giờ công việc rất nhiều mình không có nhiều thời gian đi mua sắm những cái cần thiết nhưng nhờ có mấy trang thương mại giúp mình tiết kiệm thời gian mà còn tiện lọi khi mua sắm nữa, chỉ cần ngồi ở nhà muốn mua gì thì cũng có người giao đến tận nơi.
Còn nhiều kiến thức kinh doanh từ những nhà thương mại điện tử lớn này cần phải học hỏi lắm bạn, họ sử dụng chiến lượt marketing online rất tốt và phương pháp này sẽ còn phát triển có thể thay thế cả phương pháp truyền thống thậm chí sau này phương pháp truyền thống có rất ít người dùng tới.
Mấy hôm nay dịp ngày lễ mua sắm gì đấy, thấy mọi người quá trời đi siêu thị lôn, các trang thương mại điện tử tha hồ giảm giác thu hút khách, cái này vui á. Người Việt Nam mình hưởng ứng sau ngày lễ tạ ơn cũng nhiệt tình quá ha.