Một nhà kinh doanh nếu muốn việc kinh doanh đạt hiệu quả, cần phải biết việc quản trị marketing là gì? Cần phải có sự nhận định rõ ràng và cụ thể về hệ thống này để định hướng đúng cách tiếp cận khách hàng. Vậy nhận định này cần phải hiểu như thế nào?
Quản trị Marketing là gì?
Về cơ bản, quản trị marketing là bước phân tích kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện và điều khiển các chiến lược chương trình marketing. Nhằm thực hiện các trao đổi theo yêu cầu với thị trường mục tiêu, đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh.
Quan điểm quản trị marketing bao gồm:
- Kế hoạch hóa: đưa ra kế hoạch quy trình makerting căn bản phải làm
- Tổ chức thực hiện: cách tiến hành quảng bá
- Kiểm soát: theo dõi và tổng hợp kế hoạch quảng bá
Nói đơn giản thì đó là quá trình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và định giá,khuyến mại, phân phối hàng hóa, dịch vụ theo kế hoạch đó! Từ đó để ra ý tưởng, tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, đạt được những mục đích cụ thể của khách hàng và tổ chức kinh tế cần có ( theo American Marketing Association -1985).
Đặc điểm của Quản trị Marketing
Theo các chuyên gia, sau khi theo dõi các quả trình diễn ra các tình huống quản trị marketing rút ra các đặc điểm như sau:
- Đây là những hoạt động quản trị theo mục tiêu đã đề ra
- Là nhu cầu thị trường thực tế và là việc quản trị khách hàng mục tiêu.
- Được tiến hành liên tục và là quá trình gồm các giai đoạn kế tiếp nhau.
- Là một tập hợp các hoạt động chức năng, nhằn kết nối các chức năng quản trị khác của doanh nghiệp để đi đúng mục tiêu đề ra.
- Đòi hỏi phải có có bộ máy tổ chức quản trị marketing hợp lý và đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu của chiến lược.
- Bao trùm tất cả môi trường bên ngoài và các quan hệ của doanh nghiệp với đối tác trong/ ngoài ngành.
Những nhiệm vụ chủ yếu của Quản trị Marketing
Theo các soạn giả kinh tế, sách quản trị đưa ra các nhiệm vụ cụ thể và thiết thực của quản trị marketing như sau:
- Cần được sự ủng hộ và phối hợp của các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp
- Kiến thiết và đề ra phương hướng sử dụng ngân sách marketing hợp lý.
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đốc thúc tình hình thực hiện kế hoạch và biện pháp quảng bá cụ th
- Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh các biện pháp marketing
- Xây dựng, quản lý và khai thác MIS.
- Thực hiện chiến lược/kế hoạch marketing đã xây dựng.
- Kiến tạo các chiến lược và kế hoạch quảng bá.
- Cơ sở cho quyết định marketing chính là nghiên cứu thị trường đang làm.
Tiến trình thực hiện Quản trị Marketing
04 mục tiêu cơ bản chi phối quá trình vận hành hệ thống marketing:
- Tối đa hóa mức độ tiêu dùng
- Khả năng lựa chọn mua hàng
- Sự thỏa mãn của người tiêu dùng
- Chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, theo quan điểm marketing mang tính xã hội, nhiều người tin tưởng rằng mục tiêu nên nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phương tiện thích hợp nhất thì mới là marketing có hiệu quả.
Ta có thể tiến hành các thị trường theo các bước như sau:
- Phân tích cơ hội thị trường
- Đo lường và dự báo nhu cầu, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường, từ đó xác định thị trường mục tiêu muốn hướng đến.
- Hoạch định chiến lược marketing
- Triển khai marketing-mix
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing theo từng giai đoạn cụ thể.
Trên thực tế thì thị trường luôn thay đổ, nếu chỉ dựa vào những sản phẩm và thị trường đang có thì không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại.
Nên việc phân tích những biến đổi của môi trường, điều tra nghiên cứu khách hàng, các xu hướng tiêu dùng, thái độ ứng xử của người mua,… là điều cần phải có.
Qua đó, doanh nghiệp sẽ phát hiện ra các cơ hội khác và vận dụng vào hoạt động marketing của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đo lường nhu cầu hiện tại, tiến hành dự báo nhu cầu tương lai của thị trường về sản phẩm để đề ra qui mô kinh doanh và phương hướng thâm nhập thị trường theo cơ chế.
Phân đoạn thị trường theo những đặc điểm của khách hàng và chọn thị trường mục tiêu đủ sức hấp dẫn về qui mô, đề ra cơ cấu và phù hợp với khả năng marketing của mình cũng là điều nhà kinh doanh cần chú trọng.
Riêng thị trường mục tiêu, cần xác định vị trí của nhãn hiệu sản phẩm trong tâm trí khách hàng theo những thuộc tính có ưu thế đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, hình thành một chiến lược marketing với những mục tiêu và marketing – mix phù hợp, ngân sách tương ứng.
Cuối cùng bằng cách xây dựng các chính sách hỗ trợ, triển khai các chương trình hành động cụ thể, doanh nghiệp có thể tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing của chính mình.
Và đương nhiên, các tiêu chuẩn kiểm tra đều phải được tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo thành đạt các mục tiêu marketing.
Thành công trong kinh doanh không phải do người sản xuất, mà chính là do khách hàng quyết định. Quản trị marketing là cần nắm bắt được Xu thế thị trường và điều chỉnh cho phù hợp. Hi vọng những phương pháp ở trên phù hợp định hướng quản trị của bạn.