Chè cốm là món chè ăn khá lạ miệng và được nhiều người ưa thích. Thế nhưng cách nấu chè cốm không phải ai cũng biết. Cùng thực hiện với VITINFO nhé.
Nguyên liệu
- 50 gram bột sắn dây để tạo độ kết dính, độ sánh cho món chè cốm.
- 200 gram đường phèn để lấy được vị ngọt đặc trưng cho món chè cốm thơm.
- 150 – 200 gram cốm khô hoặc cốm tươi đều được. Tuy nhiên, cần nói với bạn rằng cốm tươi sẽ ngon hơn cách làm cốm khô rất nhiều. Nhưng chẳng may bạn đang muốn nấu chè nhưng lại không đúng mùa cốm thì bạn phải mua cốm khô về sơ chế rồi mới nấu được.
- 1 bó lá dứa
- 200 ml nước cốt dừa nấu kèm chè
- Thạch rau câu cho món cốm thơm ngon và đủ vị
- 100 gram dừa tươi đã nạo sợi nhỏ
Hướng dẫn cách nấu chè cốm ngon thơm và béo ngậy
Bước 1 : Sơ chế các nguyên liệu cho món chè cốm
- Lá dứa : rửa sạch, cắt gốc. Xắt lá dưa thành khúc nhỏ và cho vào máy xay sinh tố, thêm 1 lít nước và bắt đầu xay nhuyễn. Xay xong bạn bỏ phần bã lá dữa và chắt lấy phần nước lá dứa.
- Đường phèn : bạn cho 2 muỗng canh đường phèn vào một cái nồi nhỏ, đun nóng với lửa nhỏ cho đường chảy ra hết. Khi đường tan gần hết thì cho thêm 20 ml nước lọc vào quậy đều hỗn hợp đường và nước. Đun thêm chút nữa cho đường tan hết rồi tắt bếp.
- Bột sắn dây : trút bột sắn dây vào một tô nhỏ, thêm ít nước vào hòa tan. Bạn dùng muỗng hoặc đũa quậy đều cho bột tan hết. Cần làm kỹ bước này để bột tan hẳn và không bị vón cục khi nấu chè.
- Cốm : khi bạn sử dụng cốm khô thì cần đem rửa sạch với nước, sau đó ngâm cốm khô với nước lạnh cho cốm mềm ra trước khi nấu. Thời gian ngâm khoảng 10 phút rồi bạn đổ phần nước ngâm, xả cốm lần nữa với nước lạnh và để ráo. Còn nếu bạn sử dụng cốm tươi thì chỉ cần rửa sạch với nước cho đi hết các bui bận rồi để ráo là được.
Bước 2 : Các bước nấu chè cốm
- Chọn nồi vừa để nấu chè, cho phần nước lá dứa đã lọc vào nồi.
- Đặt nồi lên bếp, để lửa nhỏ và bắt đầu đun sôi nước lá dứa
- Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn ở mép nồi, bạn cho cốm vào đun cho sôi lên.
- Khoảng 5 phút sau, bạn cho 1/2 muỗng cà phê muối ăn vào nồi chè cốm, rồi dùng muỗng hoặc đũa khuấy đều hỗn hợp cho muối tan.
- Đun nồi chè thêm 1 phút nữa, bạn trút nước bột sắn đã pha loãng và nước đường phèn thắng trước đó vào nồi. Bạn khuấy đều tay và liên tục cho chè sánh mịn, không bị khét hoặc khê ở đáy nồi.
- Bạn liên tục khuấy đều cho đến khi thấy chè chuyển qua sánh mịn và có màu đẹp thì dừng lại. Nêm nếm lại, thêm đường cho vừa vị ăn rồi nấu thêm khoảng 1 phút nữa thì bắc nồi xuống.
Bước 3 : Hoàn thành món chè cốm đậm đà không khí miền bắc
- Chờ cho chè cốm nguội, bạn múc ra chén hoặc ly để thưởng thức.
- Thêm chút nước cốt dừa, dừa nạo sợi lên bề mặt. Hoặc muốn ăn lạnh thì bạn cho thêm ít đá bào. Cốm tươi thoem lừng mùi và cái ngậy của dừa sẽ cuốn hút cả nhà.
- Bạn cũng có thể cho thêm các loại siro, sữa tươi, thạch … là những nguyên liệu có thể dùng kèm với món chè này.
Yêu cầu cần có cho món chè cốm ngon
- Chè cốm sau khi nấu thì cốm có màu xanh tự nhiên của lá dứa và cốm.
- Cốm có vị ngọt dịu nhẹ tự nhiên của đường phèn và cái thơm bùi của cốm. Cái ngọt dịu nhưng không quá gắt luôn là tiêu chuẩn đánh giá món cốm của bạn.
Cách nấu chè cốm có thể nấu quanh năm cho cả gia đình, nên bạn không cần phải chờ đến mùa cốm mới thực hiện được cách nấu món chè này. Đừng ngại ngần trổ tài nấu nướng cho cả gia đình mình nha. Chúc bạn thành công với cách nấu chè cốm độc đáo và thơm ngon.