Điều kiện đi du học Mỹ gồm những gì? Những điều nhất định phải biết!
Bạn đang nuôi ước mơ du học Mỹ và đang gặp khó khăn trong những câu hỏi điều kiện đi du học Mỹ gồm những gì? Khả năng tài chính bao nhiêu? Trình độ tiếng Anh yêu cầu như thế nào?…. Dưới đây là những thông tin cần thiết cho bạn!
Để đáp ứng điều kiện đi du học Mỹ, bạn cần đáp ứng được một số yêu cầu theo Quy định của Luật thị lực bên Mỹ. Bao gồm một số yêu cầu về tiêu chuẩn xin visa, đảm bảo kinh tế tài chính để bạn đóng học phí trong tầm 1-2 năm, điều kiện về Tiếng Anh…Tôi sẽ giới thiệu thông tin đến bạn ngay sau đây.
Điều kiện đi du học Mỹ
Đáp ứng tiêu chuẩn để xin Visa du học Mỹ
Dưới đây là một số tiêu chuẩn bạn cần đảm bảo để có thể xin Visa du học Mỹ:
- Từ 12 tuổi trở lên.
- Học lực, học bạ từ Trung bình khá trở lên.
- Có quá trình học tập hoặc làm việc liên tục.
- Có tài khoản ngân hàng.
- Có tài chính để trả học phí, và chi phí sinh hoạt.
- Bạn chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong.
Tại sao bạn cần chứng minh bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học?
Theo quy định Luật thị thực của Mỹ thì các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi bạn có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng bạn không có ý định đó.
Điều bạn cần làm là bạn phải chứng minh được với Lãnh sự quán rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về chương trình học tập tại Mỹ, thực sự có ý định đến Mỹ để du học và sẽ về Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học. Đồng thời phải chứng minh được rằng ý định xin visa du học Mỹ của bạn đã có kế hoạch cụ thể chứ không phải là lý do tự phát. Việc chứng minh sẽ quay lại Việt Nam sẽ liên quan đến những dự định của bạn trong tương lai sau khi học xong. Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào tờ khai, các giấy tờ có liên quan, và kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này.
Một số gợi ý cho bạn: quan hệ gia đình khắng khít (không thể bỏ cha, mẹ, gia đình tại Việt Nam), học xong sẽ về tiếp quản cơ nghiệp của gia đình, hoăc tương lai của bạn khi về Việt Nam sẽ sáng sủa và tươi đẹp hơn so với việc ở bên Mỹ.
Điều kiện về trình độ ngoại ngữ
Xét về điều kiện để du học Mỹ từ tùy vào những trường khác nhau mà có yêu cầu khác nhau. Một số mức điểm thông thường bạn cần vượt qua như:
- Thường TOEFL IBT (thi trên internet) yêu cầu khoảng 70-80 điểm là có thể yên tâm hay đối với TOEFL PBT (thi trên giấy) thì các trường đại học đều yêu cầu thang điểm từ 500 đến 550.
- Chương trình cao học thì mức điểm thường là từ 550 đến 600.
- Mức điểm IELTS để học đại học là 6.0 và và IELTS 6.5 để học thạc sỹ.
Đối với trình độ ngoại ngữ thì bạn có bằng cấp đầy đủ càng tốt, hoặc cũng có một số trường cũng chấp nhận bạn nếu bạn vẫn chưa lấy bằng tuy nhiên nó yêu cầu bạn phải tham gia vào kỳ thi tiếng anh đầu vào của trường hoặc tham gia khóa học tiếng anh do trường tổ chức.
Điều kiện về tài chính cũng là áp lực không hề nhỏ
Để đi du học Mỹ, bạn cần đáp ứng điều kiện gì về tài chính?
Bên cạnh những thủ tục, giấy tờ thì đi du học Mỹ còn nhiều vấn đề bạn phải quan tâm, trong đó có vấn đề tài chính. Đây dường như là một vấn đề khá quan trọng bạn cần cân nhắc trong khoảng thời gian dài. Để có thể đi du học Mỹ, bạn cần chứng minh thu nhập cũng hư khối tài sản hiện có của gia đình để đảm bảo bạn có khả năng chi trả học phí trong vòng 1-2 năm tại Mỹ.
Một khi bạn có ý định du học Mỹ, đầu tiên bạn cần có một kế hoạch chi tiết cho toàn bộ quá trình học tập khi đi du học ở Mỹ như học phí, chi phí sinh hoạt, sách vở, đi lại, chỗ ở… Tuỳ từ khu vực khác nhau mà mức chi phí cũng khác nhau. Thông thường thì chi phí trung bình thực tế cho một năm học đại học là 20.000 USD – 30.000 USD. Tổng chi phí này hàng năm dự kiến tăng lên khoảng 5%.
Để có thể thuận tiện trong mọi thủ tục đi du học Mỹ thì bạn nên chuẩn bị từ sớm những vấn đề về chứng thực tài sản, lên kế hoạch chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, thu nhập hàng tháng (hoặc hàng năm, tùy theo cách xét) của bố mẹ hoặc người đỡ đầu phải ở một hạn mức chấp nhận được để có thể đảm bảo cho việc chi trả học phí cho bạn trong suốt thời gian bạn học tập ở Mỹ. Đặc biệt, vấn đề tài chính hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện du học Mỹ tự túc.
Dự toán chi phí du học Mỹ
Về chi phí du học Mỹ, tuỳ theo từng hệ và từng khu vực khác nhau bạn sẽ cần chuẩn bị một khoảng tài chính khác nhau, về cơ bản, mức chi phí trung bình là:
Học phí hệ đại học:
- Trường tư: 15,000 USD đến 30,000 USD mỗi năm.
- Trường công: 10,000 USD đến 20,000 USD/năm.
- Trường cao đẳng cộng đồng: 3,500 USD đến 12,000 USD/năm.
Học phí trung bình chương trình Thạc sĩ:
- Trường công: khoảng 28,375 USD/năm.
- Trường tư: khoảng 38,665 USD/năm.
Học phí trung bình chương trình Tiến sĩ:
- Trường công: 32,966 USD.
- Trường tư: 46,029 USD.
Nhìn chung, sau khi cộng tất cả các chi phí về học phí, tiền ăn uống, nhà cửa, chi phí sinh hoạt, chi phí di chuyển… trong 1 năm, bạn cần chuẩn bị khoảng tiền giao động từ 15,300 USD – 50,000 USD (~ 336 triệu – 1,1 tỉ VNĐ).
Một số trường còn yêu cầu bài test của bạn
Bên cạnh tài chính, Visa, giấy tờ,…tùy theo yêu cầu của từng trường và từng khóa học mà các sinh viên có thể phải đáp ứng được điểm SAT, GRE, GMAT
Đối với khối trung học phổ thông, thường thì bạn không cần phải thi tuyển đầu vào. Thường thì ở những trường phổ thông này chỉ yêu cầu điểm GPA của các ( GPA>8.0 là khá ổn) và điểm số cao ở các bài test tiếng anh như TOEFL, EILTS,.. cũng sẽ là lợi thế.
Đối với các chương trình đại học, cao học thì có những kì thi cơ bản sau:
- GRE: Graduate Record Examination General Test (Bài Thi GRE Chung) điểm thi GRE là yêu cầu của các chương trình cao học không phải kinh doanh. Bài thi này bao gồm 3 phần: Toán, đọc hiểu và phân tích logic. Điểm thi này đặc biệt quan trọng nếu như bạn có kế hoạch xin học bổng.
- GRE: Graduate Record Examination Subject Test (Bài Thi GRE Theo Chuyên Ngành) Chỉ có một vài chương trình cao học yêu cầu sinh viên phải thi bài thi này và thường chỉ trong chuyên ngành chính của sinh viên. Bài thi có cho 16 ngành khác nhau.
- SAT I: Reasoning test (Bài Thi Chung) Nhiều trường đại học ở Mỹ yêu cầu điểm thi này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này gồm phần thi toán và đọc hiểu.
- SAT II: Subject Test (Bài Thi Theo Môn) Sinh viên có thể chọn 1, 2 hoặc 3 môn trong 20 môn khác nhau. Chỉ một số ít trường đại học yêu cầu sinh viên nước ngoài phải thi bài này.
- TOEFL (Test English As a Foreign Language): bài kiểm tra tiếng Anh bắt buộc dành cho những sinh viên mà ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh, áp dụng cho cả sinh viên đại học và cao học. Chương trình kiểm tra áp dụng cho tất cả các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- GMAT: Graduate Management Admission Test. Hầu hết các chương trình đào tạo thạc sĩ hay tiến sĩ ngành kinh tế đều yêu cầu điểm thi bài này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, toán và phân tích, suy luận. Vì ở bậc Đại Học sẽ có những yêu cầu cao hơn đối với sinh viên cả về ngoại ngữ lẫn tư duy vì họ muốn đảm bảo rằng bạn có thể tiếp thu những kiến thức trên giảng đường.
Bạn phải có thư mời nhập học I-20 từ các trường của Mỹ
Bên cạnh những điều kiện tôi vừa liệt kê ở trên thì thư mời nhập học I-20 cũng khá quan trọng trong những điều kiện đi du học Mỹ. I-20 được hiểu đơn giản là giấy báo trúng tuyển vào trường mà bạn đã nộp đơn để xin du học. Để có thể nhận được thư mời từ các trường của Mỹ, các bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tuyển sinh riêng của từng trường.
Để xin được giấy mời nhập học I-20 không phải quá khó. Để có thể nhanh chóng nhận được giấy I-20 thì bạn nên chuẩn bị một bộ hồ sơ chỉn chu, một tâm lí vững vàng và tự tin để vượt qua vòng phỏng vấn, đây là yếu tố quyết định để bạn có thể được nhận I-20 hay không.
Một lưu ý dành cho bạn: Phải ký tên trước khi nộp I-20 vào Lãnh sự quán để làm thủ tục xin Visa, chữ ký của bạn có ý nghĩa như chấp nhận những yêu cầu và luật lệ của trường bạn xin học và đồng thời cũng là sự cho phép trường đó cung cấp các thông tin cần thiết của bạn cho sở di trú.
Hồ sơ du học mỹ gồm những gì?
Các giấy tờ, thủ tục, hồ sơ xin visa du học Mỹ cần thiết mà các bạn cần phải có cho buổi phỏng vấn xin visa bao gồm:
Giấy tờ cá nhân:
- CMND của học sinh + cha + mẹ.
- Hộ khẩu của cha mẹ có tên người muốn đi du học Mỹ.
- Khai sinh của học sinh.
- Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ.
- Hình chuẩn quốc tế (khổ 5 x 5 nền trắng, chụp thẳng, vén tóc gọn gàng thấy hai bên tai, 5 tấm).
- Hộ chiếu (tờ đầu + tờ cuối + những tờ có đóng dấu đã từng đi du lịch).
Giấy tờ học vấn gồm có:
- Học bạ, Bảng điểm, Bằng tốt nghiệp (Cấp 2 / Cấp 3 / Trung cấp / Cao Đẳng / Đại học).
- Giấy xác nhận sinh viên – thẻ sinh viên (nếu đang là sinh viên).
- Giấy khen, bằng cấp, chứng chỉ đạt được trong quá trình học.
- Giấy chứng nhận, bằng cấp tiếng Anh đạt được.
- Toàn bộ giấy tờ học vấn ở nước ngoài như I-20, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa… (trong trường hợp học sinh học ở nước ngoài).
Giấy tờ tài chính gồm có:
Nếu người bảo trợ có kinh doanh:
- Giấy phép kinh doanh + Namecard.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
- Biên lai thuế trong 3 tháng gần nhất (thuế TNDN – thuế GTGT – thuế môn bài của năm).
- Nếu không có giấy phép kinh doanh thì phải chứng minh được nguồn tài chính hợp lệ để bảo trợ cho học sinh.
- Hình ảnh kinh doanh.
Nếu người bảo trợ đi làm:
- Giấy xác nhận việc làm của ba / mẹ / học sinh + Hợp đồng lao động + Bảng lương.
- Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ của ba / mẹ / học sinh + Namecard.
Các nguồn tài chính khác:
- Hợp đồng kinh tế.
- Giấy tờ chủ quyền nhà / đất.
- Hợp đồng thuê nhà / đất.
- Giấy tờ sở hữu xe ô tô như cavet xe, sổ đăng kiểm….
- Hợp đồng góp vốn + Bảng chia lãi hàng tháng / quý.
- Sổ tiết kiệm ngân hàng.
- Giấy xác nhận có gửi tiền tiết kiệm ngân hàng bằng tiếng Anh (tài khoản có it nhất từ 30.000 USD trở lên).
Để biết thêm thông tin cụ thể về giấy tờ, thủ tục, hồ sơ xin visa du học Mỹ, bạn có thể liên hệ đến những trung tâm tư vấn du học để được hỗ trợ tốt nhất.