Bản đồ Việt Nam

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực, một quốc gia,… nhằm thể hiện rõ một điểm nào đó. Bản đồ Việt Nam có rất nhiều loại: bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế, bản đồ khí hậu,… Mỗi bản đồ được tạo ra đều có mục đích và ý nghĩa riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn về các loại bản đồ của Việt Nam.

Định nghĩa bản đồ

dinh-nghia-ve-ban-do
Bản đồ được hiểu theo nghĩa đơn giản là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt trái đất theo một quy tắc nhất định. Quy tắc này được gọi là phép chiếu bản đồ. Các kí hiệu, chú thích trên bản đồ được lựa chọn để làm rõ một nội dung nào đó.
Bản đồ số là loại bản đồ mà trên đó có các thông tin được xếp chồng lên nhau. Các thông tin này được tập hợp và lưu trữ trong máy tính và được số hóa, được thành lập gắn với các kỹ xảo, phần mềm chuyên dụng để sản xuất bản đồ. Bản chất của bản đồ chính là một loại mô hình thông tin được chọn lọc.

Các đặc điểm của bản đồ

Bản đồ có các đặc điểm sau:

  • Được xây dựng trên một công thức toán học nhất định, có phép đối chiếu theo tỷ lệ, có bố cục bản đồ và các điểm khống chế tọa độ,…
  • Nội dung bản đồ bao gồm các đối tượng và hiện tượng. Nội dung này được thể hiện theo phương pháp chọn lọc và khái quát, gọi là tổng quát hóa bản đồ.
  • Nội dung bản đồ được thể hiện qua ngôn ngữ của bản đồ, chính là hệ thống các quy ước, ký hiệu.

Tính chất tổng quan của bản đồ

tinh-chat-tong-quan-cua-ban-do-ban-do-viet-nam

Tính chất tổng quan của bản đồ – Bản đồ Việt Nam

Bản đồ có những tính chất tổng quan nhất định để phân biệt với các bản vẽ, tranh ảnh khác. Các bản đồ Việt Nam, bản đồ 3 miền Việt Nam hay bản đồ 64 tỉnh thành Việt Nam đều phải tuân theo những quy tắc này.

Tính trực quan

Bản đồ cho chúng ta cái nhìn bao quát cũng như giúp chúng ta tiếp thu nhanh chóng những nội dung quan trọng được thể hiện trên bản đồ. Ưu điểm chính của bản đồ chính là cho người đọc cái nhìn chung, bao quát nhất, biến những yếu tố khó nhìn thấy thành dễ nhìn thấy. Từ bản đồ, chúng ta có thể nhìn ra được đặc điểm lãnh thổ, các hiện tượng tự nhiên trên phạm vi đất nước hay các mỏ khoáng sản còn ẩn hiện trên trái đất.

Tính đo được

Mỗi bản đồ đều phải tuân theo các quy tắc toán học. Do đó, bản đồ có tính đo được. Nhờ đặc điểm này mà con người có thể tính toán chính xác các khoảng cách địa lý trên bản đồ dựa vào tỷ lệ. Tính chất này cũng được ứng dụng làm cơ sở để cong người xây dựng các mô hình toán học hay giải thích các hiện tượng , ứng dụng vào sản xuất.

Tính thông tin

Bản đồ Việt Nam hiển thị trên Google


Nếu bản đồ mà không biểu hiện được thông tin thì không khác gì một bức tranh vẽ mà không có hồn. Mỗi bản đồ đều chứa một lượng thông tin nhất định để truyền tải cho người đọc về các đối tượng và hiện tượng.

Các loại bản đồ Việt Nam thường gặp

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta bắt gặp rất nhiều loại bản đồ Việt Nam, bản đồ các thành phố Việt Nam cũng như bản đồ địa lý Việt Nam. Dưới đây là một số loại bản đồ thường gặp nhất trong học tập và công việc. Chúng tôi sẽ đọc qua nội dung của từng bản đồ để các bạn có thêm thông tin về loại bản đồ đó cũng như hiểu thêm về đất nước Việt Nam của chúng ta.

Bản đồ hành chính Việt Nam

ban-do-hanh-chinh-viet-nam-ban-do-dat-nuoc-viet-nam
Bản đồ hành chính Việt Nam – Bản đồ đất nước Việt Nam

Bản đồ hành chính là một trong những bản đồ Việt Nam được sử dụng rất phổ biến. Khi nhìn vào bản đồ hành chính, chúng ta biết được rất nhiều thông tin như biết được vị trí địa lý của các tỉnh, thành phố. Chúng ta có thể đọc được các tỉnh, thành phố nào giáp với biển, tỉnh thành nào giáp với các nước bạn. Không những thế, bản đồ chữ S Việt Nam này còn giúp chúng ta thấy được tương quan về diện tích của các tỉnh thành.

Bản đồ 64 tỉnh Việt Nam

Có một điểm mà không ít người thắc mắc chính là Việt Nam có 63 tỉnh thành hay 64 tỉnh thành. Thực ra, thông tin này không khó để biết. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chủ động cập nhật thông tin, cứ đi theo những gì được học, được biết từ nhiều năm trước thì sẽ dẫn đến rất nhiều sai lệch. Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh thành, sau khi đã sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội. Khi chưa sáp nhập thì số tỉnh thành của nước ta là 64. Lúc đó thì loại bản đồ hành chính 64 tỉnh thành Việt Nam được sử dụng khắp nơi. Tuy nhiên, thời điểm này thì nó không còn phù hợp nữa.

Xem thêm: Bản đồ Hà Nội.

Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam

Thông tin được cập nhật mới nhất cho đến nay thì Việt Nam có 63 tỉnh thành. Tất nhiên, con số này có thể thay đổi tùy vào các quyết định của nhà nước trong tương lai. Các bạn hãy cập nhật liên tục để có những thông tin chính xác nhất.
Khi nhìn vào bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành, bạn có thể dễ dàng thấy được các thông tin sau:

  • Các tỉnh thành giáp biển bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
  • Các tỉnh giáp Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
  • Các tỉnh giáp Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum.
  • Các tỉnh giáp Campuchia: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Xem thêm: Bản đồ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Bản đồ địa hình Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Việt Nam có ¾ địa hình là đồi núi và chỉ có ¼ địa hình là đồng bằng. Tấm bản đồ Việt Nam thể hiện rõ nhất điểu này chính là bản đồ địa hình. Trên bản đồ sẽ ký hiệu các gam màu khác nhau tùy thuộc vào độ cao của địa hình ở khu vực đó. Đối với khu vực đồi núi thì được tô gam màu đỏ. Địa hình càng cao thì màu đỏ càng đậm. Địa hình có độ cao vừa phải sẽ được ký hiệu màu cam, màu vàng. Còn đối với khu vực đồng bằng sẽ có màu xanh lá cây.
Nhìn vào bản đồ địa hình của Việt Nam, chúng ta sẽ thấy gam màu đỏ gần như bao trùm lên cả dải đất chữ S. Khu vực đồng bằng màu xanh sẽ tập trung ở ven biển hay ven các con sông lớn. Còn vị trí cao nhất được tô màu đỏ thuộc về khu vực tây bắc của đất nước. Đây cũng là nơi tọa lạc của dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao nhất Đông Dương.

Bản đồ khí hậu Việt Nam

anh-ban-do-viet-nam-ban-do-khi-hau
Ảnh bản đồ Việt Nam – Bản đồ khí hậu

Bản đồ khí hậu thuộc kiểu bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Với bản đồ Việt Nam này, chúng ta sẽ biết được thời gian mưa, mùa hoạt động của gió, bão ở từng khu vực, từng tỉnh thành của Việt Nam. Tùy vào mức độ khái quát của bản đồ mà chúng ta sẽ nhận được các thông tin tương ứng. Ví dụ, khi nhìn vào bản đồ khí hậu chung của Việt Nam, chúng ta có thể đọc một số thông tin như sau:

  • Ở miền Bắc, các tháng có lượng mưa cao nhất rơi vào từ tháng 6 đến tháng 9. Về đến khu vực miền Trung thì lượng mưa lại dịch chuyển từ tháng 9 đến tháng 12. Miền Nam, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 11.
  • Các cơn bão xuất hiện với tần suất nhiều nhất vào tháng 8 và tháng 9, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển và thậm chí còn ảnh hưởng tới cả các tỉnh lân cận.
  • Có 3 loại gió hoạt động ở nước ta chính là gió mùa hạ, gió mùa đông và gió tây khô nóng.

Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam

ban-do-dia-chat-khoang-san
Bản đồ địa chất, khoáng sản
ban-do-nong-nghiep-ban-do-viet-nam
Một loại bản đồ nữa mà chắc hẳn thời học sinh ai cũng đã từng gặp qua, đó chính là bản đồ khoáng sản. Đây chính là bản đồ Việt Nam cho thấy nước ta rừng vàng, biển bạc, tài nguyên phong phú. Không chỉ có chứa các mỏ quặng khoáng sản, kim loại nặng, Việt Nam còn có các mỏ dầu khí ngoài biển đông. Các bạn có thể dễ dàng thấy được nước ta có những loại khoáng sản nào và khu vực phân bố của chúng ở đâu, mật độ ra sao.

Thông tin về bản đồ Việt Nam được chia sẻ từ VITINFO.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *