Bản đồ các miền

Cuốn cẩm nang đầy đủ về bản đồ các miền ở Việt Nam bạn nên biết

Nói đến Việt Nam, mọi người sẽ hình dung đến đất nước có dải hình chữ S đầy ấn tượng. Từng khía cạnh đều được thể hiện rõ ràng và chi tiết trên tấm bản đồ Việt Nam. Ở đó, chúng ta càng hiểu và thêm yêu thương đất nước và con người Việt Nam hơn. Vậy bản đồ 3 miền Việt Nam có gì đặc sắc. Chúng ta sẽ cùng khám phá điều này qua bài viết dưới đây.
ban-do-cac-mien-cua-nuoc-ta

Tìm hiểu bản đồ các miền của nước ta không thể bỏ qua bản đồ miền Bắc

Bản đồ miền Bắc

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta đều biết Việt Nam gồm có 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Mỗi miền đều có đặc trưng riêng về địa lý, văn hóa, kinh tế, … Để khám phá hết miền Bắc có lẽ chúng ta cần bỏ nhiều thời gian nghiên cứu sách vở. Tuy nhiên, bạn lại tìm được lượng kiến thức khổng lồ qua bản đồ miền Bắc.

Đôi nét về bản đồ các miền của miền Bắc

Miền Bắc là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Nơi đây có thủ đô Hà Nội thân yêu. Tùy vào tiêu chí mà Bắc Bộ được chia theo các miền khác nhau.

Theo vị trí địa lý

Căn cứ vào vị trí địa lý, miền Bắc gồm có:
Vùng Tây Bắc Bộ: Đây là vùng có địa hình nổi bật là các núi cao. Trong số đó phải kể dãy Hoàng Liên Sơn vô cùng nổi tiếng. Cả vùng hội tụ 6 tỉnh trên tổng diện tích 5,645 triệu ha. Số dân cư sinh sống ở đây là 4,5 triệu dân. Các tỉnh hiện hữu trên bản đồ gồm có:  Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Vùng Đông Bắc Bộ: Địa hình nổi bật ở đây là núi và trung du. Vùng là nơi hội tụ của 9 tỉnh trên tổng diện tích 5,661 triệu ha với số dân 8,7 triệu người. Danh sách 9 tỉnh bao gồm: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Vùng Đồng bằng sông Hồng: Vùng được đánh giá là mảnh đất trù phú, thuận lợi giao thông. Đất màu mỡ, phù sa nên rất thuận lợi phát triển nông nghiệp. Diện tích của vùng 14860 km². Mật độ dân số nơi đây cao nhất cả nước. Toàn vùng có 10 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

Phân theo khu vực kinh tế

Một số loại bản đồ các miền của miền Bắc phân theo vùng kinh tế bao gồm:
Vùng Hà Nội: Nơi đây được coi là trung tâm kinh tế của cả nước. Hầu hết người dân tỉnh lẻ đều hội tụ về đây để làm giàu.
Vùng duyên hải Bắc Bộ: Đây là vùng có nền kinh tế khá quan trọng ở nước ta. Tiềm năng du lịch ở đây rất lớn, cần được khai thác. Các tỉnh gồm: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh.
Miền núi phía Bắc: Vùng có chứa nhiều tài nguyên khoáng sản đa dạng. Về nền kinh tế thì không thể bằng so với hai vùng trên. Nơi đây gồm có các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai,…

Vị trí địa lý qua bản đồ

Trên bản đồ thể hiện rất rõ ràng vị trí địa lý của miền Bắc. Vùng nằm trong vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc. Toàn miền có chiều dài 1.650km, chiều ngang theo hướng Đông sang Tây là 600km. So với hai miền còn lại thì miền Bắc có chiều ngang lớn nhất.
Bạn chỉ cần nhìn vào bản đồ các miền là sẽ thấy rõ vị trí của miền Bắc hiện lên rõ ràng ở cực Bắc của đất nước. Các phía tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc: giáp Trung Quốc
  • Phía Tây: giáp Lào
  • Phía Nam: giáp miền Trung
  • Phía Đông: giáp biển

Nhìn chung địa hình của cả miền tương đối phức tạp. Nơi đây hội tụ cả núi, đồi, đồng bằng, biển, sông, thềm lục địa.


Du lịch miền Bắc qua các tỉnh thành

Du lịch qua bản đồ

Thông thường, bạn muốn tìm địa danh du lịch của miền Bắc thì cần đến sự hỗ trợ của bản đồ du lịch miền Bắc. Bạn chỉ cần căn cứ vào bản đồ là có thể lập cho mình hành trình du lịch không bỏ sót bất cứ địa danh nổi tiếng nào.
Đến miền Bắc, bạn không nên bỏ lỡ các địa danh nổi tiếng như:

  • Hà Giang: mệnh danh miền sơn cước đẹp đến xiêu lòng.
  • Tam Cốc – Bích Động: Cảnh nên thơ, yên bình, giản dị
  • Sapa: Vùng đất mang đến nhiều trải nghiệm lãng mạn.
  • Mộc Châu: Mảnh đất luôn níu giữ chân du khách
  • Vịnh Hạ Long: Thiên đường của du lịch
  • Mai Châu: Cảnh đẹp nên thơ, bình yên.

Vậy đó, chỉ với tấm bản đồ bạn đã khám phá hết mọi điều về vùng đất mà mình muốn tìm hiểu. Miền Bắc luôn có sức hút đặc biệt với du khách quốc tế và cả du khách trong nước.

Bản đồ các tỉnh miền Trung

Miền Trung là nơi thắt eo của dải chữ S. Nơi chịu tác động nhiều nhất của các cơn lũ đổ về. Nơi nuôi dưỡng ý chí kiên cường, tình yêu vô bờ của người dân miền Trung. Hơn nữa, đây còn là mảnh đất hội tụ nhiều di sản văn hóa. Đặc biệt là nền ẩm thực khiến nhiều du khách xao xuyến.
Bản đồ các tỉnh miền Trung

Các vùng miền thể hiện trên bản đồ

Trên bản đồ các tỉnh miền Trung, bạn sẽ nhìn thấy rõ nơi đây được chia làm 3 vùng miền.

Bắc Trung Bộ

Đây là vùng gồm các dãy núi của phía Tây. Các tỉnh kéo dài từ Nghệ An đến Hà Tĩnh thuộc đầu nguồn của dãy Trường Sơn. Nơi đây có địa hình khá hiểm trở. Vùng đồng bằng của Bắc Trung Bộ chiếm diện tích tầm 6.200km2. Một nửa diện tích vùng này thuộc về tỉnh Thanh Hóa.

Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với nắng và gió của một vùng cao nguyên rộng lớn. Vùng tiếp giáp với Lào và Campuchia ở phía Tây. Ở phía Đông giáp với khu vực kinh tế Nam Trung Bộ. Còn phía Nam thì giups với Đông Nam Bộ.

Nam Trung Bộ

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ được mẹ thiên nhiên ban tặng cảnh đẹp hữu tình. Khí hậu nơi đây phải nói là rất tuyệt vời. Vùng đất này là nơi an cư lạc nghiệp hàng mơ ước của biết bao người. Khi tìm hiểu bản đồ các miền của Nam Trung Bộ, bạn như bị cuốn hút bởi rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng.

  • Đà Nẵng: Mảnh đất hội tụ rất nhiều cây cầu độc đáo.
  • Quảng Nam: Nổi tiếng với Phố Cổ Hội An. Một tỉnh thành của cổ xưa
  • Quảng Ngãi: Nơi tìm về lịch sử
  • Bình Định: Tỉnh thành tháp cổ, bãi biển Quy Nhơn vô cùng đẹp
  • Nha Trang: Thiên đường của du lịch.

du-lich-mien-trung-qua-ban-do
Du lịch miền Trung qua bản đồ

Hành trình du lịch miền Trung qua bản đồ

Khí hậu miền Trung ôn hòa, dễ chịu. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, hòa nhã. Cảnh vật hữu tình. Có thể nói miền Trung là mảnh đất đáng sống. Ở đây hội tụ vô số danh lam thắng cảnh làm lòng người xao xuyến.
ban-do-cac-tinh-mien-trung
Bất kỳ ai đi qua miền Trung cũng đều muốn ở lại, không muốn rời đi. Họ khao khát được sống và hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ, biển và gió ở nơi đây. Đến với miền Trung, bạn sẽ có được cuộc hành trình du lịch lý tưởng. Các địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua như:

  • Du lịch Nha Trang có: đảo Hòn Mun, chợ Đầm, Vinpearl Land, nhà thờ Đá
  • Du lịch Phú Yên có: Vịnh Vũng Rô, Gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng, Mũi Đại Lãnh
  • Du lịch Bình Định có: Eo Gió, Hòn Khô, Cù Lao Xanh, bãi biển Kỳ Co.
  • Du lịch Quảng Nam: Phố Cổ Hội An, Cù Lao Chàm, đồi chè Đông Giang,
  • Du lịch Tây Nguyên: Nhà rông Kon Klor, Măng Đen, thác Đray Nur – Dray Sap, vườn quốc gia Yok Đôn

Bản đồ các miền Nam Việt Nam

Nhắc đến bản đồ các tỉnh miền Nam Việt Nam chúng ta thường liên tưởng đến vùng sông nước. Đây còn là vùng đất làm say lòng người với văn hóa ẩm thực rất đặc trưng. Để hiểu hết về bản đồ các tỉnh miền Nam, bạn cần đi sâu tìm hiểu 2 vùng đặc trưng đó là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

danh-sach-cac-tinh-mien-nam
Danh sách các tỉnh của miền Nam

Bản đồ các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ được người miền Nam gọi với tên thân thương là miền Đông. Các mặt tiếp giáp như sau:

  • Phía Tây Bắc giáp: Campuchia
  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp: Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
  • Phía Đông và Đông Nam giáp: Biển Đông
  • Phía Tây và Tây Nam giáp: Đồng bằng Sông Cửu Long

Vùng đất này có 6 tỉnh như sau:

  • Hồ Chí Minh
  • Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh

Vùng có diện tích vùng đồng bằng sông nước tổng cộng 6.130.000 ha. Số dân tập trung ở đây gồm 14.025.387 người với tốc độ tăng trưởng mạnh.

Đến với Đông Nam Bộ, bạn sẽ không thể không ghé thời thành phố nhộn nhịp Sài Gòn. Ngoài ra, các địa danh nổi tiếng vô cùng hấp dẫn như: Côn Đảo, vườn quốc gia Cát Tiên và núi Bà Đen.
ban-do-quan-sat-khu-vuc-mien-Tay-Nam-Bo
Trên bản đồ có thể quan sát dễ dàng khu vực miền Tây Nam Bộ

Bản đồ các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Miền Tây nổi tiếng với con người chất phác, gắn liền với miền Tây sông nước. Với chiếc bản đồ trên tay, bạn có thể hiểu được phần nào về con người, nền văn hóa, địa hình, khí hậu,… nơi đây. Hầu như tất cả đều hiện hữu ở các loại bản đồ các tỉnh miền Tây.

Các tỉnh thành của miền Tây

Thông thường khi nói tới miền Tây Nam Bộ chúng ta đều gọi chúng với tên đồng bằng sông Cửu Long. Đây là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. Mảnh đất được thể hiện qua bản đồ gồm có 1 thành phố và 12 tỉnh:

  • Cần Thơ
  • 12 tỉnh: An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang.

Du lịch miền Tây qua bản đồ

Nói đến bản đồ 13 tỉnh miền Tây này, bạn sẽ không thể bỏ qua các địa điểm du lịch nổi tiếng. Đặc biệt, bạn sẽ cuộc hành trình lý tưởng, không bỏ sót bất kỳ địa danh nào qua bản đồ du lịch miền Tây. Cụ thể như sau:

  • Du lịch Long An: Ấn tượng với làng nổi Tân Lập.
  • Du lịch Tiền Giang: cù lao Thới Sơn, biển Tân Thành, trại rắn Đồng Tâm.
  • Du lịch Bến Tre: cồn Phụng, khu du lịch Lan Vương, Cồn Quy, sân chim Vàm Hồ
  • Du lịch Trà Vinh: Ao Bà Ôm, chùa Hang
  • Du lịch Vĩnh Long: khu du lịch Vinh Sang, cù lao An Bình và khu du lịch Trường Huy, cầu Mỹ Thuận
  • Du lịch Đồng Tháp: Xẻo Quýt, Đồng Sen Tháp Mười, làng hoa kiểng Sa Đéc, vườn quốc gia Tràm Chim
  • Du lịch An Giang: Miếu Bà Chúa Xứ, cánh đồng Tà Pạ
  • Du lịch Cần Thơ: chợ nổi Cái Răng, nhà cổ Bình Thủy
  • Du lịch Sóc Trăng: Chùa Dơi, Bảo tàng Khmer
  • Du lịch Bạc Liêu: Nhà công tử Bạc Liêu
  • Du lịch Kiên Giang: đảo Phú Quốc, đảo Nam Du, Hòn Phụ Tử
  • Du lịch Hậu Giang: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
  • Du lịch Cà Mau: Mũi Cà Mau, Đầm Thị Tường

Thông qua bản đồ các miền bạn sẽ hiểu hơn về đất nước Việt Nam. Hơn nữa, bạn còn bỏ túi cho mình nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Bạn sẽ lập kế hoạch du lịch cụ thể mà không bỏ sót bất cứ địa danh nào

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *