Sau 160 năm lịch sử bạn nên biết – Tại sao Pháp xâm lược Việt nam

Bạn đang muốn biết nguyên nhân thực sự dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ta?
Hãy cùng VITINFO trở về thời điểm lịch sử cách đây 160 năm để giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên.

Nguyên nhân sâu xa

  • Do nhu cầu mở rộng thị trường và thuộc địa lên cao để xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nên từ giữa thế kỉ XIX, thực dân pháp bắt đầu đẩy mạnh xâm lược các nước ở bán đảo Đông Dương (trong đó có Việt Nam) trở thành thuộc địa của chúng. Nhằm mục đích khai thác, vơ vét của cải tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức người để làm giàu cho chính quốc, biến Pháp trở thành đế quốc ngày càng hùng mạnh hơn.
  • Nước ta là nước rất nhiều tài nguyên, khoáng sản. Hơn nữa còn nằm ngay ngã ba Đông Dương rất thuận lợi cho viêc vận chuyển hàng hóa, của cải vơ vét được mang về nước.
  • Chính vì nằm trong vị trí địa lý chiến lược quan trọng, đây sẽ là bàn đạp để Pháp thự chiện âm mưu thôn tính cac vùng lân cận, tăng vị thế ảnh hưởng của Pháp trên trường Quốc tế.
  • Việt Nam là nước đông dân với trình độ dân trí thấp, đây là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào với chi phí rẻ vô cùng và cũng là thị trường rất lớn tiêu thụ hàng hóa sản xuất của Pháp.

Tại sao pháp xâm lược việt nam

 Nguyên nhân trực tiếp

Sau nhiều lần khiêu khích, Pháp đã lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô và đem quân sang xâm lược Việt Nam.
Được sự hẫu thuẫn của Tây Ban Nha, vào chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây cho khoảng 3000 binh lính và sĩ quan kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Ngày 1/9/1858, chiến tranh nổ ra đầu tiên ở đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
GÓC GIẢI TRÍ – ĐỐ XÀM hay nhất
Tại sao gà trống không có tay – Những câu trả lời hài hước gây sốc nhất!

Kết

Chỉ với những lý do đó thôi, đã đủ biến Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở để cho Pháp và các nước tư bản Phương Tây giành nhau để xâu xé miếng bánh đó.
Đó là những nguyên nhân chính lý giải cho việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.
Với dữ liệu thông tin được cung cấp ở trên hy vọng đã đủ để cung cấp kiến thức cần thiết cho bạn.
Đây là nguồn thông tin được chúng tôi tổng hợp từ những tài liệu quan trọng. Nếu cần bổ sung thêm nội dung để bài viết hay hơn, đáp ứng nhu cầu của các bạn hãy để lại ý kiến đóng góp ở phần comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện bài viết được hay hơn.
Xem ngay tại đây: https://VITINFO.com.vn/tai-sao
Nếu thấy hay các bạn hay chia sẻ giúp chúng tôi để phổ biến kiến thức lịch sử dân tộc cho thế hệ mai sau nhé. VITINFO xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã đọc bài viết và các ý kiến bình luận góp ý của các bạn.
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *