Con Bạch Tuộc: Phân loại, đặc tính, sinh sản và thức ăn

Thế giới đại dương bao la mang lại cho chúng ta biết bao điều kì thú với không ít loài sinh vật biển thú vị. Và sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiều về con bạch tuộc –  một sinh vật biển khá quen thuộc với chúng ta.
Bạch tuộc tên tiếng anh: Octopus
Một sinh vật biển có thân mềm và ngắn, hình oval và nó thuộc bộ Octopoda, thường sống ở dưới đáy biển. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống bạch tuộc, theo một vài cuộc khảo sát thì có tới 300 loài bạch tuộc khác nhau, chiếm khoảng hơn 1/3 số động vật thân mềm.

Phân loại bạch tuộc, bạch tuộc ăn gì ?

Với hơn 300 loài bạc tuộc thì chúng ta khó mà kể hết được nhưng chúng được phân bộ thành nhiều họ khác nhau, trong đó có một số họ như: bạc tuộc dù, bạch tuộc viễn vọng, bạch tuộc sệt, bạch tuộc kính, bạc tuộc bảy tay, bạch tuộc bóng,…..Mỗi họ bạch tuộc lại mang một màu sắc và có đặc điểm về hình thể khác nhau.
Bạch tuộc thuộc loại động vật săn đêm, vậy bạch tuộc ăn gì mỗi ngày nhỉ – đó chính là tôm càng, cua và nhuyễn thể.

Một số đặc điểm nổi bật và cách sống của bạch tuộc.

Như chúng ta đã biết bạch tuộc là một sinh vật thân mềm không có xương sống, nhưng điều đặc biệt ở chỗ là nó có tới 3 trái tim để tuần hoàn máu cho cơ thể sống của nó. Máu của hầu hết các con bạch tuộc đều có màu xanh nhạt.
Do đặc tính thích nghi với môi trường nước sâu nên mắt của bạch tuộc có thị lực rất tốt nhưng ngược lại khả năng nghe của chúng lại khá kém.
Trong hầu hết các loài sinh vật biển thì bạch tuộc cũng được xếp vào hàng những sinh vật thông minh nhất. Vậy bạch tuộc thông minh như thế nào – được biết bạch tuộc có cấu tạo hệ thần kinh khá phức tạp và hầu hết các nơron thần kinh đều nằm trong các xúc tua của nó nên bạch tuộc có những phản xạ khá phức tạp và hết sức nhạy bén.
Cụ thể như việc nó có khả năng ngụy trang rất tốt, có phản ứng nhanh nhạy khi gặp phải kẻ thù và đặc biệt khả năng lẩn trốn của bạch tuộc được đánh giá là bậc thầy của các loài sinh vật khác.
Thường thì bạch tuộc di chuyển nhờ khả năng chuyển dộng của các xúc tua hay còn được gọi là những cái tay mềm mại. Và điều đặc biệt là khi có một chiếc tay nào đó không may bị đứt lìa thì không lâu sau nó sẽ mọc lại chứ không hề mất vĩnh viễn.

Đặc tính sinh sản và vòng đời.

Bạch tuộc có khá nhiều đặc tính nổi bật và thú vị nhưng có lẽ rất ít người biết được rằng những con bạch tuộc lại có vòng đời khá ngắn.
Thông thường bạch tuộc có tuổi thọ là 2 năm tuổi nhưng bên cạnh đó có một số loài chỉ sống được trong khoảng 6 tháng ngắn ngủi. Tuy nhiên ở Thái Bình Dương lại có một giống mực khổng lồ có tuổi thọ lên đến 5 năm.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bạch tuộc có vòng đời khá giống với loài cá hồi đó là chúng sẽ không sống được bao lâu sau khi giao phối. Con bạch tuộc đực thường chỉ sống được vài tháng sau khi giao phối còn con cái thì cũng không sống được bao lâu sau khi sinh sản.
Được biết sau khi sinh bạch tuộc cái sẽ không di chuyển và tìm kiếm thức ăn mà nó chỉ tập trung chăm sóc cũng như bảo vệ những con con, chính vì vậy mà chúng không sống được bao lâu do thiếu chất dinh dưỡng trong một khoảng thời gian dài.
Thông qua bài viết trên đây chắc hẳn mọi người đã có được nhiều hiểu biết hơn về loài bạch tuộc rồi đúng không nào.
Bạch tuộc là một loài động vật thân mềm, có kích thước khá nhỏ và có vẻ như nó không có khả năng gây hại, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số họ bạch tuộc có khả năng gây hại vì trong cơ thể chúng có chứa một lượng chất độc có thể làm tê liệt thần kinh của đối phương chỉ với một vết cắn nhỏ.
Vì vậy bạn đừng nên tò mò nếu như nhìn thấy một chú bạch tuộc nào đó có màu sắc khá bắt mắt mà hãy nên cẩn trọng với chúng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *