Khi đã đặt chân vào lĩnh vực marketing online, thì bạn cần quan tâm đến các chỉ số. Một dạng chỉ số cần biết là Key Performance Indicators, viết tắt là KPI hết sức quan trọng.
Nó được thiết lập để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing của bạn. Vậy thì kpi là gì trong marketing, nó mang vai trò cụ thể gì? Mời bạn cùng chia sẻ nhận định bên dưới. Kpi là gì trong marketing online hiện nay?
Trong Marketing, KPI có nghĩa là gì?
KPI là những chữ cái đầu được viết tắt từ “Key Performance Indicator” có nghĩa là chỉ số đánh giá hiệu quả thành công, có thể trong công việc, dự án, năng lực nhân sự, trong quy trình kinh doanh, marketing.
Như vậy, chỉ số này được xem như là công cụ để quản lý giúp doanh nghiệp khảo sát, phân tích, đo lường được hiệu quả của chiến dịch đặt ra.
Đặc điểm chính của KPI là gì?
- Khác hẳn với các chỉ số tài chính doanh thu, lợi nhuận được hiển thị thông qua đơn vị tiền tệ. Thì các chỉ số KPI là thước đo để đo lường những vấn đề sâu xa hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu. Những chỉ số này được sử dụng thường xuyên để đo lường và đánh giá hiệu quả trong chiến dịch. Nó phải được theo dõi, đánh giá và đo lường hàng ngày, hàng tuần chứ không phải theo từng tháng, từng quý, từng năm. Do đó, chỉ số này được đo lường ở hiện tại hoặc tương lai chứ không phải là các chỉ số trong quá khứ.
- Ban giám đốc hay những nhà quản lý cấp cao là những người đưa ra hoạch định, chiến lược và đặt mục tiêu cho dự án đó. Vì thế, chỉ số này chịu tác động trực tiếp từ ban quản trị của tổ chức, doanh nghiệp.
- Gắn trách nhiệm cho từng đội nhóm hoặc từng cá nhân riêng lẻ.
- Đòi hỏi mỗi cá nhân phải hiểu rõ và có hành động điều chỉnh thường xuyên, thích hợp.
- KPI tạo hiệu ứng dây chuyền và có tác động tích cực: Khi áp dụng KPI đúng mục đích, nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố thành công của doanh nghiệp và ngược lại. Bên cạnh đó, KPI còn có ảnh hưởng theo dạng dây chuyền đến 3 chỉ số đo lường hiệu suất dưới đây:
- RI (Result indicator): Chỉ số đánh giá kết quả
- KRI (Key Result Indicator): Chỉ số kết quả trọng yếu
- PI (Performance Indicator): Chỉ số thể hiện các hành động cải thiện hiệu suất chiến dịch
Đối tượng áp dụng
Mọi tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng KPI để theo dõi, đo lường và cải thiện hiệu suất công việc, từ đó đạt được mục tiêu đã đề ra. KPI thường được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng trong:
- Đánh giá và quản lý nhân lực, nhân sự.
- Đánh giá hiệu quả bán hàng của bộ phận kinh doanh, sale marketing.
- Đánh giá tổng thể chiến dịch marketing: Lên kế hoạch, triển khai, đánh giá,..
- Trong thực thi các chiến dịch SEO cho công ty, doanh nghiệp….
Yêu cầu khi xây dựng và áp dụng KPI
Đảm bảo các tiêu chí đánh giá SMART để đạt được hiệu quả thành công:
- S – Specific: Cụ thể
- M – Measureable: Có thể đo lường được
- A – Achiveable: Có thể đạt được
- R – Realistics: Thực tế
- T – Timbound: Thời hạn cụ thể
Đảm bảo tầm nhìn, sứ mệnh, các chiến lược của tổ chức phải được đồng bộ và nhất quán.
Kết hợp thống nhất, nhịp nhàng giữa đo lường và đánh giá, giữa hoạch định và cải tiến hiệu suất.
Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quản lý chung
Quy trình chung xây dựng hệ thống KPI
Tuy thuộc vào mục tiêu của từng công ty, ngành nghề mà sẽ có cách áp dụng hệ thống KPI khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì quy trình để xây dựng hệ thống KPIs cơ bản như như sau:
- Xác định chủ thể xây dựng KPI
- Xác định nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận
- Xác định trách nhiệm và vị trí chức năng của mỗi người
- Xác định các chỉ số hiệu suất cốt yếu trong KPI
- Xác định khung điểm số cho các kết quả thu nhận được
- Đo lường, tổng kết và điều chỉnh cho phù hợp với chiến dịch
Trên cơ sở khung điểm chung, từ đó các nhà quản trị sẽ tổng kết và đưa ra những nhận định, đánh giá, phân tích để lựa chọn sử dụng các công cụ marketign online phù hợp nhất cho chiến dịch.
KPI trong Marketing bao gồm những gì?
Hiệu quả trong marketing
- Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing như: gửi email cho khách hàng, gửi thư mời,..
- Cách tính: Tổng số phản hồi của khách hàng/ tổng số thông tin gửi tới khách hàng.
Tỷ lệ khách hàng hủy bỏ sử dụng sản phẩm/dịch vụ
- Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo, dịch vụ bán hàng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Cách tính: Tổng số khách hàng mua hàng lần đầu không quay lại sử dụng/ tổng số khách hàng lần đầu mua hàng.
Hiệu quả khi nhận diện thương hiệu
- Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, các hoạt động nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
- Cách tính: Tổng số khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp/ tổng số khách hàng.
Ngoài ra, KPI trong Marketing còn có các chỉ số khác như: KPI đánh giá hiệu quả Marketing Online, KPI đánh giá hiệu quả PR, KPI đánh giá hiệu quả khuyến mãi,…
Ưu điểm và nhược điểm của KPI là gì?
Ưu điểm
- Giúp các công ty/ doanh nghiệp đo lường được sự tăng trưởng và hiệu quả công việc so với mục tiêu đã đề ra lúc đầu một cách cụ thể và rõ ràng.
- Việc áp dụng hợp lý các chỉ số KPI sẽ giúp người quản lý theo dõi, đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của từng nhân viên, bộ phận. Hơn thế nữa, đó là có thể so sánh hướng đi với các đối thủ cạnh tranh để đưa giải pháp tốt nhất cho chiến dịch.
- Giúp bạn xây dựng hệ thống chiến dịch linh hoạt tương ứng dựa vào khung hình chung.
- Chính vì có thể lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá nên sẽ mang lại hiệu quả đo lường chính xác cao.
- Gia tăng mói liên kết làm việc giữa các nhóm, bộ phận trong cùng một tổ chức/ doanh nghiệp.
Nhược điểm
Đòi hỏi người quản lý phải có chuyên môn cao, phải hiểu rõ bản chất vấn đề. Biết nhìn nhận, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi chỉ số trong từng chiến dịch để đưa ra giải pháp tốt nhất. Nếu không đảm bảo các yêu cầu kể trên thì việc áp dụng KPI sẽ phản lại tác dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ chiến dịch.
Đến đây chắc các bạn đã hiểu rõ về vai trò cũng như ý nghĩa cơ bản của KPI là gì trong marketing. Nếu không nắm rõ khái niệm này thì bạn sẽ dễ gặp phải thất bại trong kinh doanh Marketing Online. Hiểu được những gì cần phải làm, phải cải thiện là chìa khóa thành công. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.