Tại sao kim sinh thủy? – là câu hỏi gây nhiều thắc mắc tò mò, đặc biệt là những người mang 2 mệnh này. Nếu muốn biết câu trả lời, hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Đồng thời cũng giúp bạn biết được ngũ hành tương sinh, tương khắc là như thế nào để bạn có thể áp dụng cho bạn thân trong việc tìm kiếm bạn đời, đối tác kinh doanh và giúp cuộc sống của bạn thuận buồm xuôi gió, hạn chế những sự việc xảy ra ngoài mong muốn.
Ngũ hành là gì?
Trong ngũ hành bao gồm 5 trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trời đất.
Theo quan niệm của người xưa, vạn vật được sinh ra và chuyển hóa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa. 5 trạng thái này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
Nếu Kim đại diện cho trời, tiền bạc, tôi luyện, rèn giũa – chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt. Thì Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở, vươn lên – chủ về nhân, ôn hòa, thẳng thắn.
Nói về Thủy tức là đại diện cho nước, thể hiện sự mênh mông, vận động uyển chuyển, – chủ về trí, thông minh, hiền lành.
Tiếp đến là Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, giận dữ, chiến tranh – chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.
Cuối cùng là Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ – chủ về tín, tính tình đôn hậu.
Giữa chúng tồn tại các mối quan hệ tương tác, biện chứng ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, không thể tách rời.
Các mối quan hệ trong ngũ hành
Theo thuyết ngũ hành, người ta chia thành 4 loại quan hệ. Để giải thích cho quy luật này, chúng ta sẽ dựa vào thế giới tự nhiên để lý giải cho nó.
Ngũ hành tương sinh
Các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác.Vì thế, mối quan hệ quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật.
Thủy sinh Mộc là do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng phát triển thành cây.
Còn Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, tức là Mộc sinh Hỏa. Hỏa lại thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro sinh ra Thổ, do đó được gọi là Hỏa sinh Thổ.
Thổ là đất, nó mang nhiều khoáng chất và kim loại, tức là Thổ sinh Kim. Trong khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, và khi khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên người ta mới nói Kim sinh Thủy là vì lý do này.
>>>Hãy khám phá ngay thế giới thiên nhiên, khoa học huyền bí để lý giải hiện tượng tại sao nước biển lại mặn trong khi ở nước sông, suối lại ngọt.
Ngũ hành tương khắc
khi các vật thể bị sát phạt, khắc chế lẫn nhau sẽ đi đến chỗ suy yếu và thoái hóa.Vì vậy, mối quan hệ tương khắc sẽ thể hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Do đó, ngũ hành tương khắc trái ngược hẳn với ngũ hành tương sinh: Kim khắc Mộc, được ví như dao chặt được gỗ vậy. Còn Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây sinh trưởng lấy hết dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.
Thổ lại khắc Thủy, ví như đê chắn được nước, đất bao bọc vây lấy nước tạo thành hồ vậy. Trong khi đó, Thủy lại khắc Hỏa, nên lửa bị nước dập tắt. Còn Hỏa khắc Kim, kim loại sẽ bị lửa nung đốt và tan chảy ra.
Ngũ hành phản sinh
Theo quy luật phát triển của vạn vật thì t chúng ta đã biết vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh là, nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại.
Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Và trong ngũ hành cũng vậy, nó được thể hiện như sau:
- Thổ sinh kim, nếu thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu.
- Hỏa sinh thổ, nếu hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi – thổ nhiều thì hỏa tối.
- Mộc sinh hỏa, nếu mộc nhiều thì hỏa không cháy – hỏa nhiều thì mộc cháy.
- Thủy sinh mộc, nếu thủy nhiều thì mộc trôi – mộc nhiều thì thủy cạn.
- Kim sinh thủy, nếu kim nhiều thì thủy tràn – thủy nhiều kim chìm.
Đây được xem là nguồn gốc cho mối quan hệ phản sinh trong Ngũ hành.
Ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được trái lại còn còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Trong tự nhiên nó được thể hiện như sau:
- Kim khắc mộc, nếu mộc nhiều thì kim hao tổn – kim nhiều thì mộc sẽ gãy.
- Mộc khắc thổ, nếu thổ nhiều thì mộc gãy – mộc nhiều thổ nghiêng đổ.
- Thổ khắc thủy, nếu thủy nhiều thì thổ trôi – thổ nhiều thì thủy sẽ bị ngưng đọng.
- Thủy khắc hỏa, nếu hỏa nhiều thì thủy cạn – thủy nhiều thì hỏa tàn.
- Hỏa khắc kim, nếu kim nhiều thì hỏa ngưng – hỏa nhiều thì kim tiêu.
Do đó, khi luận giải quy luật sinh khắc của ngũ hành cần phải xem xét thật kỹ lưỡng.
Lời kết
Như vậy là các bạn đã hiểu được mối quan hệ mất thiết của các yếu tố hình thành trong ngũ hành. Và tại sao kim sinh thủy là như vậy đó.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp các bạn nắm rõ hơn quy luật của thiên nhiên, trời đất cũng như biết cách để hóa giải, hay kết hợp các hành với nhau tốt hơn để vận mệnh cuộc đời chúng ta tươi đẹp hơn.
Mời các bạn xem thêm các bài viết hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được trong chuyên mục “Tại sao” của VITINFO.
Nếu các bạn còn vấn đề nào thắc mắc hãy để lại dưới phần comment để chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.