Nấc cụt là một hiện tượng xảy ra phổ biến đối với rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tại sao lại bị nấc và nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh không?
Hãy cùng VITINFO tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Nấc cụt là gì?
Nấc cụt là hiện tượng co thắt đột ngột và ngắt quãng không kiểm soát của cơ hoành. Do khi chúng ta hít đã đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi khiến nắp thanh quản đóng lại, gây ra tiếng nấc.
Việc lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy người ta thường gọi là bệnh nấc cụt, trong y học hiện tượng này được gọi là chứng kích động cơ hoành đồng bộ.
Điều này khiến người bệnh cảm giác khó chịu, bất tiện và gây trở ngại trong công việc, sinh hoạt và khi giao tiếp với mọi người khác.
Tại sao lại bị nấc?
Có nhiều nguyên nhân phát sinh hiện tượng này như: ăn quá nhanh, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích; dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng; ợ hơi, thiếu nước, đói trong thời gian dài, uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc có thể do cười lớn, ho, khóc lóc.
Đối với một số trường hợp hút thuốc lá hay hít các khói thuốc khác như chất ma túy có thể gây ra ho; sử dụng các loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như Heroin, Oxycodone và Morphine; thiếu cân bằng điện giải, thiếu vitamin; nói một hơi quá dài,… cũng gây ra hiện tượng này.
Ngoài ra, đôi khi nấc có thể xảy ra do áp lực lên thần kinh cơ hoành bởi các kết cấu tổ chức giải phẫu khác, hay cảm giác có thức ăn trong thực quản, đôi khi cũng có thể do các bệnh lý hoặc khối u ở cật gây nên.
Theo tổ chức ung thư Hoa Kỳ có khoảng 30% số bệnh nhân bị nấc cụt sau khi dùng các liệu pháp điều trị hóa học.
Phòng tránh nấc cụt như thế nào?
Không nên ăn quá nhiều, quá no, ăn quá nhanh gây ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị bị dừng lại.
Nên ăn chậm nhai kỹ thức ăn và nuốt từ từ để tạo nhiều khe hở và làm giảm lượng không khí đi vào dạ dày.
Không ăn các gia vị cay, nóng và nhất là đồ uống có cồn, cũng như chất kích thích. Vì các loại này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu trong dạ dày, một số loại gia vị còn khiến trào ngược dạ dày lên thực quản, gây nấc cụt.
Chúng ta đều biết tác hại vô cùng của việc uống nhiều rượu bia, đặc biệt là những người có tiểu lượng kém khi uống rượu bị đỏ mặt. Vậy tại sao uống rượu lại đỏ mặt – Những nguy hiểm tiềm ẩn mà bạn cần phải biết.
Các biểu hiện cấp độ của bệnh nấc và cách điều trị
Nấc tuy chỉ là một triệu chứng đơn độc, nhưng đôi khi đây có thể là dấu hiệu lâm sàng cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra.
Nấc ít và thỉnh thoảng xảy ra.
Trường hợp này thường gặp ở những người hay cười nhiều, cười to; người bị stress, thần kinh căng thẳng hoặc cảm xúc quá mạnh,…
Đây là sự cố xảy ra bình thường không có gì đáng lo ngại do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành.
Nấc dai dẳng
Khi bị cơn nấc dai dẳng và kéo dài hành hạ sẽ khiến người bênh vô cùng khó chịu. Do đó, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị đúng cách.
Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc chống co thắt: lioresal 10mg, uống 1-2 viên/ngày hoặc thuốc spasmaverin 40-80mg, primperan 10mg, uống 1-3 viên/ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc an thần chloproethazin (phenothiazin), dạng viên 25mg uống 1-2 viên/ngày hoặc dùng dạng ống 5ml tiêm 1-2 ống/ngày.
Nấc nặng
Đối với trường hợp này bạn nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng bupivacain để tạm thời ức chế cơ hoành hay cắt đứt dây thần kinh cơ hoành đi. Nên kết hợp sử dụng điện châm với cứu sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Các mẹo vặt dân gian giúp chữa bệnh nấc hiệu quả nhanh
- Uống nước từng ngụm nhỏ liên tục và lấy tau bịt mũi, cách này rất hiệu quả cơn nấc sẽ giảm dần rồi hết.
- Ăn đường: Khi bị nấc, bạn nên ngậm một thìa đường trong miệng và cuối lưỡi vào, cảm giác ngọt sẽ đánh lừa sự khó chịu, làm các cơn nấc biến mất.
- Áp vào hai bên hầu hai viên đá lạnh trong 2 phút, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
- Cù buồn: Dùng tăm bông để khua nhẹ trên vòm miệng để tạo cảm nhác buồn nôn. Mẹo vặt này giúp người bị nấc khỏi ngay vì họ đã quên đi cơn nấc rồi.
- Nín thở: Dùng tay bịt mũi trong vài giây để chữa nấc. Lưu ý khi bịt mũi, miệng cần ngậm chặt để không khí không thoát ra ngoài. Khi cơn nấc tạm ngưng, hãy hít một hơi thật sâu và thở đều.
- Mở miệng và ít thở thật sâu bằng, lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng hãy nhớ giữ khí lại, không được thở ra trong vòng 10 – 15 giây. Lặp lại liên tục mấy lần chứng nấc cụt của bạn sẽ tự hết.
- Dùng hai ngón tay ép nhẹ vào chỗ động mạch hai bên cổ, để tăng dần sức ép cho đến khi có cảm giác tức thì giảm bớt lực ép (đối với trẻ nhỏ sẽ gạt tay ra). Làm như vậy khoảng 5 – 6 lần thì sẽ khỏi ngay.
- Một cách rất đặc biệt đó là bạn dùng bột tiêu và để trước mũi, hít ngửi nó. Lúc đó, bạn sẽ bị hắt hơi mạnh và khiến cơn nấc biến mất theo.
- Lặp lại khoảng 5 lần việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như thế trong 5 giây. Cơn nấc cụt sẽ tự chấm dứt.
- Dùng 2 ngón tây trỏ bịt chặt lỗ tai trong khoảng 3 phút. Sau đó uống thêm vài ngụm nước lạnh, thì bạn sẽ hết bị nấc. Cần ấn tay nhẹ nhàng, không đặt sau vào trong tai dễ dẫn đến tổn thương các bộ phận khác.
- Đối Với trẻ nhỏ, bạn nên thực hiện các biện pháp “nhẹ nhàng” như: cho uống nước từng ngụm nhỏ, cho trẻ ngậm một thìa đường và nuốt dần hoặc cù nhẹ hay kể chuyện hài hước cho bé cười nắc nẻ, …để trẻ chấm dứt chứng nấc cụt.
Lời kết
Có lẽ trong cuộc sống, chúng ta ai cũng ít nhất gặp phải triệu chứng này một vài lần trong đời. Đối với những trường hợp nấc cụt chỉ kéo dài vài phút và ít khi gặp phải thì bạn hoàn toàn yên tâm.
Nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn, và cũng không phải do bệnh lý gây ra.
Nhưng đối với những người bị chứng nấc kéo dài dai dẳng, thì cần tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân tại sao gây nên triệu chứng này để có cách điều trị phù hợp.
Hi vọng với bài bài viết chia sẻ này đã giúp các bạn lý giải hiện tượng tại sao lại bị nấc. Đồng thời các bạn cũng biết các áp dụng các biện pháp chữa trị hiệu quả nhanh nhất, cũng như cách phòng tránh nó.
Để có thể giúp các bạn phần nào giải quyết cảm giác khó chịu do nấc mang lại trong cuộc sống thường ngày.