Đau dạ dày là một chứng bệnh ẩn chứa khá nhiều biến chứng nguy hiểm và rất phổ biến , bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách chữa đau dạ dày rất hiệu quả này.
Cho nên, vấn đề phát hiện các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chữa trị.
Bệnh đau dạ dày là gì
Mọi người vẫn thường quen gọi bệnh đau dạ dày là bệnh đau bao tử, đây chính là hiện tượng dạ dày bị tổn thương và nguyên nhân là do viêm loét dạ dày gây ra.
Làm cho bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ, khó chịu nhất là lúc bạn quá đói hoặc lá quá no. Và căn bệnh này thường gặp ở những đối tượng sử dụng nhiều bia rượu hoặc thường xuyên thức khuya.
Dấu hiệu của bệnh
Đau ở vùng thượng vị
Dựa vào vị trí cơn đau để xác định bệnh
Đây được xem là dấu hiệu được gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân bị chứng đau dạ dày. Biểu hiện của bệnh là đau ở cách xa hoặc là vùng dưới khu vực mũi ức, hay là vùng thượng vị.
Sẽ tùy vào mỗi người mà sẽ có cảm giác đau khác nhau như: Tức bụng, đau âm ỉ, đau từng cơn, nóng rát rất khó chịu…Tuy nhiên không phải là cảm giác đau quằn quại mà chỉ bắt đầu xuất hiện cơn đau khi quá đói hoặc lá quá no.
Hiện tượng ăn kém
Đây là một trong số những dấu hiệu thông báo bạn bị đau dạ dày.
Kém ăn là do hệ tiêu hóa của bạn đang không được ổn định và dẫn đến tức bụng, ăn không tiêu khiến cho bạn cảm thấy ăn không ngon, bị kém ăn.
Triệu chứng này giúp chúng ta rất dễ nhận biết chứng đau dạ dày. Thế nhưng không phải bất kỳ trường hợp kém ăn nào cũng được cho là triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Có không ít trường hợp kém ăn, nhưng lại không phải nguyên nhân là do đau dạ dày. Mà là do một số bệnh lý khác như rối loạn tâm thần hoặc là bị nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu thứ 3 là ợ hơi, ở chua
Nếu như dấu hiệu này thường xuyên xuất hiện thì khả năng các bạn đạ bị đau dạ dày là rất lớn. Nguyên nhân là do sự vận động liên tục không ngừng của dạ dày bị rối loạn, làm cho thức ăn chúng ta nạp vào cơ thể bị khó tiêu, dẫn đến lên men rồi sinh ra ợ hơi.
Bệnh nhân sẽ có thể ợ hơi, ợ chua kèm theo các cơn đau ở ức hoặc sau ức, và sau mũi, giống với trường hợp đau ở vùng thượng vị.
Hay có cảm giác buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu của đau dạ dày.
Buồn nôn báo hiệu dạ dày hoạt động không tốt
Hãy thật chú ý khi các bạn thường xuyên buồn nôn và nôn, đây là dấu hiệu rõ ràng của bệnh đau dạ dày. Khi nôn, thức ăn sẽ bị trào ngược và đẩy trở ra bên ngoài thông qua miệng dẫn đến rách niêm mạc thực quản, rách thực quản khu vực tâm vị khiến chảy máu.
Ngoài ra nôn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể bị tụt huyết áp và mất nước. Đó là triệu chứng của một số bệnh về dạ dày như bệnh ung thư dạ dày, bệnh viêm dạ dày cấp, hẹp môn vị và chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Hiện tượng chảy máu tiêu hóa
Hiện tượng này có nghĩa là dạ dày bị chảy máu, máu sẽ thoát khỏi thành mạch rồi chảy vào những ống tiêu hóa.
Đây cũng là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, có khả năng gây tử vong trong thời gian rất ngắn từ vài phút hay vài giờ. Gặp phải trường hợp này cần phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Một số biểu hiện thường thấy của hiện tượng chảy máu tiêu hóa bao gồm nôn ra máu đen hoặc là máu đỏ tươi. Điều này chứng tỏ bệnh nhân đang bị tá tràng, viêm loét dạ dày hoặc nặng nhất là ung thư dạ dày…
Nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày
Sau khi nghiên cứu nhiều thí nghiệm khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến chứng đau dạ dày rất đa dạng, sẽ có khả năng do nhiều hoặc chỉ một yếu tố gây nên. Cụ thể là:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, bụng quá đói hoặc quá no, ăn không đúng giờ…là một số nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày xuất hiện.
- Bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm: Thường gặp nhất là tình trạng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay còn được gọi tắt là HP, 80% người bị đau và viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP gây ra. Nhiễm một số loại ký sinh trùng và nấm
Nguyên nhân khác
- Lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh gây ra hiện tượng bào mòn dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Stress, căng thẳng thường xuyên làm cho dạ dày bị áp lực, lâu ngày dẫn tới đau nhức.
- Thiếu máu ác tính, trào ngược dịch mật, tổn thương trong dạ dày… hình thành các vết viêm loét gây đau dạ dày.
Cách chữa đau dạ dày
Sử dụng phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt giúp giảm triệu chứng đau nhanh chóng
Tất cả các bộ phận trên cơ thể con người chúng ta được kết nối với nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có huyệt vị và kinh lạc.
Trong sách Đông y “Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học” đã ghi chép: Muốn khí huyết trong cơ thể được lưu thông thì bấm vào huyệt Tam nhãn sẽ giúp giảm hẳn dấu hiệu đau dạ dày như táo bón, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, khó tiêu.
Huyệt Tam nhãn chính là nơi kết nối với hệ tiêu hóa, chỉ cần bấm vào vị trí huyệt này sẽ giúp cơ thể giải nhanh chóng quyết các vấn đề trong đường ruột, dạ dày, điều hòa âm dương, điều hòa khí huyết.
Cách thức bấm huyệt Tam nhãn: Sử dụng ngón tay cái của bàn tay này bấm đúng vị trí huyệt Tam nhãn của bàn tay kia, ấn và giữ nguyên khoảng thời gian từ 5-10 phút, rồi đổi tay.
Các bạn hoàn toàn có thể tự bấm huyệt Tam nhãn để trị đau dạ dày bất kỳ lúc nào trong ngày. Kiên trì thực hiện từ 15-30 ngày hoặc có thể lâu hơn, sẽ tùy vào mức độ bệnh nhẹ hoặc là nặng của mỗi người mà sẽ thấy được kết quả nhanh hay chậm.
Bài thuốc dân gian
Dầu dừa
Dầu dừa có chứa axit lauric béo
- Trong dầu dừa có chứa rất nhiều thành phần axit lauric béo mang tính kháng cực mạnh có thể giúp loại sạch sẽ các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm và làm lành cả những tổn thương.
- Các bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để hỗ trợ cho quá trình điều trị chứng đau dạ dày mà nguyên nhân là do viêm loét dạ dày gây ra, nhất là khi nó chỉ vừa mới xuất hiện.
- Phương pháp này rất dễ thực hiện, trước mỗi bữa ăn chính hàng ngày, các bạn chỉ cần uống 2 thìa dầu dừa nguyên chất.
Kiên trì cùng với đều đặn xây dựng thói quen có ích này để có thể hoàn toàn loại bỏ và phòng ngừa chứng đau dạ dày nhé.
Hoa hướng dương
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả và nhanh chóng bằng hoa hướng dương:
Các bạn hãy chuẩn bị 1 cái dạ dày heo, 1 cái đài hoa hướng dương. Rửa thật sạch dạ dày heo bằng nước muối pha loãng, sau đó cho vào nồi, nấu chung với đài hoa. Nấu tới khi nào thấy dạ dày heo chín là có thể ăn được.
==>> Xem thêm ý nghĩa hoa hướng dương
Tinh bột nghệ cùng mật ong
Nghệ và mật ong có chứa rất nhiều dưỡng chất quý
Trong mật ong có chứa rất nhiều dưỡng chất quý cùng với B1, B2, B6, E…lại được kết hợp cùng với Curcumin trong nghệ sẽ tạo ra tác dụng giúp kích thích sản sinh chất nhầy, giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
Từ đó nhanh chóng làm lành vết loét, chống viêm ở thành dạ dày. Ngoài ra, khi hai nguyên liệu này được kết hợp cùng với nhau còn giúp tăng tiết mật, bệnh nhân sẽ tiêu hoa tốt hơn, ăn ngon hơn.
- Cách thực hiện: Cho vào 100ml nước ấm 2 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong nguyên chất, rồi sau đó khuấy đều. Mỗi ngày đều đặn uống 3 lần, uống trước khi bắt đầu ăn khoảng thời gian 30 phút.
- Còn một cách khác nữa là trộn đều 120g tinh bột nghệ với 60g mật ong nguyên chất, kế tiếp vo thành từng viên tròn nhỏ. Phơi khô nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào rồi cho vào hủ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.
Chuối xanh
Chuối xanh mang lại hiệu quả cao trong điều trị dạ dày
- Chọn quả chuối xanh còn non, gọt sạch phần vỏ rồi mang đi ngâm nhựa, cách này sẽ giúp chuối không chát và bớt nhựa.
- Kế tiếp các bạn hãy cắt chuối ra thành những lát mỏng, mang phơi thật khô rồi tán thành bột mịn.
- Sau đó trộn đều mật ong nguyên chất cùng với bột chuối xanh, rồi vo thành từng viên tròn nhỏ.
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần, trước khi bắt đầu ăn khoảng thời gian 30 phút. Để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất thì nên nhai nhuyễn rồi từ từ nuốt thuốc.
- Các bạn cũng có thể pha bột chuối cùng với nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày 2 lần trước khi ăn 30 phút.
Nước ép lá mơ lông
- Chuẩn bị: 1 nắm tay lá mơ lông khoảng 40g
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông bằng nước muối pha loãng, xay nhuyễn hoặc là giã nát rồi lọc lấy nước cốt bỏ xác.
- Cách sử dụng: Uống trực tiếp mỗi ngày 2 lần, trước khi bắt đầu ăn sáng và ăn tối để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Nha đam
Nha đam có tác dụng chữa bệnh
Chuẩn bị: 500ml mật ong nguyên chất, 5 lá nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Rửa lá nha đam thật sạch, dùng dao cắt bỏ hết gai
- Gọt phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt nha đam bên trong
- Cho phần thịt nha đam vào máy xay sinh tố rồi xay thật nhuyễn
- Trút hết phần nha đam đã xay nhuyễn vào một cái bình thủy tinh có chứa 500ml mật ong nguyên chất. Lưu ý, nhớ tráng bình thủy tinh bằng nước sôi để sạch bình.
Cách sử dụng: Mỗi ngày đều đặn uống 2-3 lần, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê, kiên trì trong suốt 30 ngày. Tuy nhiên sau khi dùng khoảng 1 tuần các bạn sẽ nhận thấy công hiệu của thuốc. Cụ thể là sẽ giảm thiểu tình trạng đầy bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Quả sung tươi
Quả sung là nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm
Chuẩn bị: 2- 3 quả sung tươi
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch các quả sung, cho vào rổ để được ráo nước, rồi cắt làm đôi, cho vào ngâm trong nước muối.
- Kế tiếp, sao vào sung, và xay thành bột mịn, sau đó trút vào hủ thủy tinh, đậy kín nắp.
- Sử dụng bột quả sung để pha nước uống, mỗi lần uống lấy khoảng 1-2 muỗng cà phê rồi pha loãng với một ly nước ấm.
- Mỗi ngày uống 2-3 lần, kiên trì thực hiện sẽ nhận thấy các cơn đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.
==>> Xem thêm Tất tần tật cách chữa sỏi thận hiệu quả ngay tại nhà
Hy vọng qua bài viết trên đây của VITINFO các bạn đã biết được chữa đau dạ dày ngay tại nhà mình rồi phải không?