Hướng dẫn cách chữa bỏng an toàn và đơn giản tại nhà

Bề mặt da bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ nóng hoặc lạnh sẽ gây ra tình trạng bỏng, nếu không biết cách chữa bỏng sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cùng tìm hiểu về cách chữa trị các vết bỏng sau đây của VITINFO.com nhé

Các cấp độ của bỏng

Sẽ có 3 cấp độ của tình trạng bỏng là:

  • Cấp độ bỏng nhẹ: Bề mặt da chỉ bị tấy đỏ, da không bị bong.
  • Cấp độ bỏng vừa: Bề mặt da xuất hiện các vết mụn nước lớn nhỏ, da phồng rộp lên.
  • Cấp độ bỏng nặng: Diện tích bị phồng rộp lan rộng, da chuyển sang màu trắng.

Thông thường, khi bị bỏng vì các lí do như bỏng bô xe, nước sôi, lửa….sẽ chỉ rơi vào những cấp độ trên. Thế nhưng, với một số ít trường hợp nguy hiểm, sẽ kèm với triệu chứng của cấp độ nặng và bỏng sâu xuống gân cùng xương.

Cụ thể ở mỗi cấp độ của bỏng

Cấp độ bỏng nhẹ

Đây là độ bỏng gây ra những tổn thương ít nhất, độ bỏng này còn có thêm một cái tên khác là siêu bỏng đốt sống, bởi cấp độ này là chỉ bị ảnh hưởng lớp biểu bì da phía ngòai cùng mà thôi.
Dấu hiệu bỏng cấp độ nhẹ nhất bao gồm: Vùng da đau rát, sưng tấy nhẹ, khi lành vùng da sẽ khô rồi bong tróc lớp da đã bị bỏng ra.
Với độ bỏng nhẹ này, các bạn sẽ nhanh chóng lành lặn lại sau 7-10 ngày, và hiếm để lại sẹo.

Với độ bỏng nhẹ này, các bạn sẽ nhanh chóng lành lặn lại sau 7-10 ngày, và hiếm để lại sẹo.

Nếu trường hợp bỏng nhẹ nhưng lại lan rộng ở một số vùng da như: Khuỷu tay, đầu gối, cánh tay, xương sống, vai…thì nên đến bệnh viện thăm khám để đề phòng những rủi ro về sau.
Ở cấp độ bỏng nhẹ này, thì bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà với các phương pháp đơn giản.

Cấp độ bỏng vừa

Với cấp độ này thì vùng da bị tổn thương đã không chỉ là lớp biểu bì trên cùng nữa. Bề mặt da sẽ đỏ rát, phồng rộp lên, nhức nhối, phát triển các mụn nước.
Bỏng mức này sẽ khiến da bị nổi mụn nước, gây thẹo

Bỏng mức này sẽ khiến da bị nổi mụn nước, gây thẹo

Dần dần mô da trở nên mềm, dày, giống như lớp vảy, và hiện tượng này được gọi là tiết dịch fibrinous.
Phải vệ sinh thật sạch, băng lại đúng cách để tránh trường hợp nhiễm trùng, thì vết thương mới có thể nhanh chóng hồi phục.
Nếu mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều thì tức là vết bỏng đang xấu đi và sẽ lâu lành. Một số trường hợp quá nghiêm trọng, sẽ phải thực hiện phẫu thuật ghép da.
Vết bỏng ở cấp độ vừa sẽ mất khoảng 3 tuần mới có thể lành lại.

Cấp độ bỏng nặng

Cấp độ này là trường hợp bỏng nặng nhất và gây ra những thiệt hại lớn. Sẽ gây ra các vết bỏng rất sâu, không chỉ ảnh hưởng tới lớp da ngoài cùng mà vết thương lan rộng ra.
Làm cho người bệnh mất đi cảm giác đau đớn, có nguy cơ ảnh hưởng cả tới dây thần kinh.

Làm cho người bệnh mất đi cảm giác đau đớn, có nguy cơ ảnh hưởng cả tới dây thần kinh.

Diện tích bị bỏng bao nhiêu rất quan trọng, bỏng càng lan rộng thì khả năng tử vong sẽ càng cao. Trẻ em bỏng trên 8%, người lớn bỏng trên 15% được xem là nguy hiểm.
Bỏng với cấp độ nặng, quan sát bằng mắt có thể thấy: Một số vùng da bị cháy xém chuyển sang nâu sẫm, hoặc vùng da tiếp xúc với lửa sẽ trở nên sáp và chuyển thành màu trắng.
Trường hợp nặng này thường không bị xuất hiện các nốt mụn nước, chỉ có phương pháp phẫu thuật mới có thể khắc phục.
Nếu không được điều trị cùng với phục hồi sẽ gây ra di chứng là cơ bị co rút. Phải tùy vào diên thích cũng như mức độ thì mới có thể xác định được thời gian phục hồi.
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chữa trị đúng cách. Và phòng tránh mọi di chứng cũng như biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là khả năng gây tử vong.

Cách chữa bỏng nhiệt : Lửa, bỏng bô, nước sôi

Xác định cấp độ bỏng

Vết bỏng dù cho chỉ là nhỏ, thuộc cấp độ nhẹ hoặc cấp độ vừa nhưng vẫn đáp ứng được một số tiêu chí nhất định thì cũng cần phải sử dụng biện pháp chăm sóc y tế.
Bỏng dù mức độ nào cũng cần sơ cứu y tế

Bỏng dù mức độ nào cũng cần sơ cứu y tế

Vết bỏng trên một hoặc nhiều ngón tay cần phải có sự can thiệp của y tế càng sớm càng tốt. Bởi trường hợp này có thể sẽ làm cho tuần máu đến ngón tay bị cản trở. Nếu không được điều trị, tình hình chuyển biến xấu sẽ phải cắt bỏ ngón tay.
Ngoài ra thì nếu bị bỏng nhẹ trên cổ hoặc mặt, bỏng diện rộng trên cẳng chân, mông, bàn tay, khớp, vùng bẹn thì cũng cần phải nhờ đến sự chăm sóc ý tế hỗ trợ.

Rửa vết bỏng

Các bạn có thể tự chăm sóc những vết bỏng nhỏ tại nhà. Đầu tiên là phải cởi bỏ lớp quần áo đang che phủ ngoài vết bỏng và ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh.
Chỉ nên rửa những vết bỏng nhẹ

Chỉ nên rửa những vết bỏng nhẹ

Tuyệt đối không được xả trực tiếp nước lạnh lên vùng da bị bỏng vì như vậy sẽ gây tổn thương da và tăng khả năng để lại sẹo hoặc biến chứng. Để tránh kích thích vế bỏng thêm nặng thì không dùng nước nóng.

  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ để rửa sạch nơi bị bỏng.
  • Oxy già có tính chất tẩy rửa nên sẽ cản trở quá trình lành lại của da nên không được dùng.
  • Nếu trường hợp quần áo bị dính trên vùng da bị bỏng thì các bạn không nên cố gắng cởi lớp quần áo ra. Vết bỏng có khả năng sẽ nghiêm trọng hơn các bạn nghĩ và cần phải có sự chăm sóc chuyên môn. Dùng kéo cắt bỏ quần áo, nhưng trừ phần bị bám dính vào vị trí bỏng. Rồi quấn một lớp đá viên lên trên lớp bỏng cùng quần áo trong thời gian khoảng 2 phút.

Làm lạnh vết bỏng

Sau khi đã rửa sạch nơi bị bỏng, các bạn nên ngâm vết bỏng vào trong nước mát khoảng 15-20 phút. Kế tiếp nhúng khăn sạch vào nước mát rồi đắp nhẹ nhàng lên vết bỏng, nhớ không được chà sát hay thoa.

  • Các bạn có thể nhúng khăn vào nước rồi cho khăn vào ngăn đá tủ lạnh, như vậy khăn sẽ có thể mau chóng lạnh.
  • Không thoa kem đánh răng hoặc bơ lên vết bỏng, chúng sẽ làm cho vết bỏng bị nhiễm trùng.

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Để ngăn ngừa vết bỏng bị nhiễm trùng, các bạn cần phải chăm sóc cẩn thận vết bỏng sau khi đã làm mát.
Sử dụng tăm bông hoặc tay sạch để thoa thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin, Neosporin.

Sử dụng tăm bông hoặc tay sạch để thoa thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin, Neosporin.

Nếu như trường hợp vết bỏng là vết thương hở, thì các bạn sử dụng miếng gạc chống dính để thoa thuốc mỡ, để tráng việc các sợi bông gòn bám dính vào vết thương.
Sau đó là sử dụng miếng băng gạc không dính che lên trên vị trí bị bỏng. Mỗi ngày vệ sinh, thoa thuốc mỡ và thay băng gạc từ 1-2 lần.

  • Vết mỏng sẽ hình thành những nốt mụn nước, các bạn không được nặn chúng để tránh bị nhiễm trùng.
  • Da bị bỏng thường rất nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm trùng nên không được gãi ngứa khi hình thành lớp da non.
  • Các bạn có thể sử dụng lô hội, thuốc mỡ và cả dầu khoáng để xoa dịu bớt cơn ngứa ngáy.

Điều trị cơn đau

Bất kỳ vết bỏng nào, dù cho là nhỏ hay lớn đều gây đau đớn, cho nên sau khi đã băng vị trí bỏng lại, các bạn nên nâng vết bỏng lên cao hơn tim.
Có thể dùng thuốc hỗ trợ nếu quá đau

Có thể dùng thuốc hỗ trợ nếu quá đau

Với cách đơn giản nay, sẽ giúp giảm đau và giảm sưng hiệu quả. song song đó, để giảm các cơn đau nhức thì các bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen …

  • Thuốc Acetaminophen được khuyến nghị là nên uống cách từ  4-6 giờ lần/viên 650mg, mỗi ngày uống tối đa là 3250mg.
  • Thuốc Ibuprofen được khuyến nghị là nên uống cách từ 6 giờ lần/viên 400-800mg, mỗi ngày uống tối đa là 3200mg.
  • Đọc thật kỹ hướng dẫn trong hộp thuốc, vì nhãn hiệu thuốc khác nhau nên liều dùng cũng sẽ khác nhau.

Dùng hoa hướng dương

Để trị bỏng vì nước sôi hay bô xe, bạn có thể dùng lá và hoa hướng dương sấy khô, sau đó tán thành bột mịn, trộn đều với dầu thực vật thành 1 hỗn hợp sệt và bôi lên vùng da bị phỏng, hiệu quả sẽ rất cao.
==>> Xem thêm ý nghĩa hoa hướng dương trong cuộc sống

Cách chữa bỏng lạnh

Cũng tương tự như loại bỏng do nhiệt nóng gây ra, bỏng lạnh cũng được chia ra thành 3 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ bỏng nhẹ.
  • Cấp độ bỏng vừa.
  • Cấp độ bỏng nặng.

Bắt đầu làm ấm vùng da tổn thương

Nên làm ấm dần vùng bị bỏng lạnh

Nên làm ấm dần vùng bị bỏng lạnh

Nếu thấy vùng da ngón chân, mũi, ngón tay, tai…bị bỏng lạnh thì các bạn nên ngay lập tức thực hiện một số biện pháp cần thiết để làm ấm các bộ phận đó.
Kẹp nơi bị bỏng vào dưới nách, rồi áp bàn tay đã được mang găng tay lên mặt vết bỏng để giúp làm ấm. Nếu quần áo bị ướt thì cởi ra, vì nước sẽ cản trở cơ thể tăng nhiệt độ.

Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết

Quá trình làm ấm da sẽ gây ra đa đớn dù bị bỏng lạnh nhẹ hay nặng. Để vết bỏng không bị tổn thương nặng thêm, các bạn hãy uống thêm thuốc giảm đau kháng viêm như Ibuprofen.
Tuyệt đối không uống thuốc Aspirin, vì loại thuốc này tuy giảm đau nhưng sẽ khiến vết bỏng lâu hồi phục.

Ngâm vùng bị bỏng lạnh trong nước ấm

Cho nước ấm vào thau với nhiệt độ vừa phải khoảng 40-42 độ C, không được vượt quá mức nhiệt độ trên, vì sẽ làm cho da bị phồng rộp và bỏng.
Tránh ngâm vết thương trong nước lạnh

Tránh ngâm vết thương trong nước lạnh

Hòa một ít xà phòng diệt khuẩn vào thau nước ấm để ngăn ngừa vết thương không bị nhiễm trùng, ngâm khoảng thời gian từ 15-30 phút thì lấy ra.

  • Nếu như các bạn không có sẵn nhiệt kế, thì có thể nhúng những vùng da không bị bỏng như khủy tay hoặc bàn tay vào nước ấm để thử. Nước phải rất ấm, nhưng không gây khó chịu cho da, nếu thấy quá nóng thì pha thêm nước lạnh cho nguội bớt.
  • Nếu có điều kiện, thì sử dụng nước lưu thông sẽ hiệu quả hơn so với nước lặng. Các bạn có thể dùng bồn tắm tạo sóng hoặc vòi nước ấm.
  • Vùng bị bỏng sẽ tổn thương thêm nếu chạm vào chậu hay cạnh bát.
  • Sau khi đã làm ấm vùng da bị bỏng lạnh các bạn sẽ thấy đau nhức dữ dội. Tuy nhiên phải tiếp tục làm ấm da, cho tới khi nào thấy tan băng hoàn toàn thì mới có thể ngưng. Bởi nếu ngưng làm ấm sớm, vết bỏng sẽ bị tổn thương nhiều hơn.
  • Với trường hợp bị bỏng lạnh loại nặng, thì các bạn phải làm ấm vùng da tới 60 phút.

Không sử dụng nguồn nhiệt khô như máy sấy, lò sưởi, bếp lò

Rất khó kiểm soát các nguồn nhiệt này, và chúng cũng không thể cung cấp được độ ấm dần dần cần thiết để điều trị bỏng lạnh. Nguy hiểm hơn là chúng sẽ làm vết bỏng nghiêm trọng thêm và có thể gây bỏng những vùng khác.
Các bạn sẽ hoàn toàn không thể cảm nhận được nhiệt độ, vì vị trí bỏng lạnh sẽ bị tê.

Khi vị trí bỏng lạnh đã được làm ấm, rất có thể các bạn sẽ có cảm giác bỏng rát hoặc là như bị kiến bò. Và sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng, kèm bị phồng rộp, sưng tấy. Đó là những biểu hiện của tổn thương, cần phải có sự chăm sóc của y tế.

Ngoài ra, trường hợp sau khi đã làm ấm mà vùng da lại không thay đổi gì, thì có thể đã bị tồn thương nghiêm trọng, cần đến bệnh viện ngay.

Ngăn ngừa vết bỏng tổn thương thêm

Chăm sóc y tế vết thương cẩn thận, không cọ hoặc chà xát vị trí bỏng. Tránh các hoạt động mạnh lẫn cử động nhiều, không để nơi đó lại tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

  • Sau khi sử dụng nước để làm ấm thì nên để khô tự nhiên, hoặc có thể dùng khăn sạch chậm khô, không cọ xát lên vùng bỏng.
  • Không tự ý băng vết thương lại trước khi nhận được sự chăm sóc từ y tế.
  • Mô sẽ bị tổn thương nặng thêm nếu như mát-xa lên vùng da bỏng lạnh.
  • Nâng nơi bị tổn thương cao hơn tim để giúp giảm sưng.

==>> Xem thêm Bật mí cách chữa đau răng hiệu quả tức thời ngay tại nhà
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã biết cách chữa bỏng an toàn ngay tại nhà mà không để lại di chứng về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *