Nhắc đến đất nước Hà Lan, không khỏi khiến bạn mơ màng nghĩ đến những cánh đồng hoa tulip bạt ngàn, rực rỡ, những chiếc cối xay gió khổng lồ, khoảng không gian bao la, rộng lớn, đất nước với phân nửa diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, cùng bao nhiêu điều bí ẩn hấp dẫn khác chờ đợi bạn khám phá.
Cùng nằm trong khối những nước thuộc khối Schengen, Hà Lan có những điều kiện và yêu cầu chung cho việc xin visa du lịch, bên cạnh đó, cũng có những yêu cầu đặc biệt, làm bạn không khỏi bối rối khi có ý định ghé thăm mảnh đất của Cô gái Hà Lan này.
Hi vọng bài biết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích để có thể tự tin xin đậu visa du lịch Hà Lan nhé.
Những hồ sơ cần thiết để xin visa Hà Lan
Tờ khai xin thị thực (giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có khi xin visa du lịch các nước: điền đầy đủ bằng tiếng anh và chữ in hoa
Hộ chiếu và bản khai hộ chiếu: được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây. có giá trị ít nhất là 3 tháng so với ngày hết hạn của visa, còn ít nhất 2 trang trắng để đóng dấu thị thực. Hộ chiếu cũ của bạn cũng có thể được yêu cầu trong trường hợp bạn đã từng được cấp thị thực Schengen.
2 ảnh hộ chiếu theo tiêu chuẩn: nền trắng, kích thước 3,5 x 4,5 cm. Nếu ảnh không đúng định dạng sẽ bị từ chối.
Phải có chứng minh về khả năng tài chính của bản thân khi đi du lịch:
- Nếu bạn là người tự làm chủ, doanh nghiệp: Giấy phép đăng kí kinh doanh, bản báo cáo thanh toán thuế.
- Nếu như bạn là người lao động, làm công ăn lương: bản sao kê lương trong 3 tháng gần nhất, sao kê số dư tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất, giấy xin nghỉ phép, giấy đồng ý tuyển dụng và sự đồng ý nghỉ phép của người sử dụng lao động.
- Nếu như bạn là người đã nghỉ hưu: phiếu trả lương hưu / sổ lương hưu
- Ngoài ra, người xin thị thực có thể chứng minh tìa chính bằng số dư của các thẻ ngân hàng, thẻ tiết kiệm, thẻ tín dụng, tài sản như đất đai, nhà cửa, xe cộ hoặc những tìa sản khác. Miễn bạn chứng minh được bạn có khả năng tài chính cho chuyến du hí Hà Lan thì tỉ lệ đậu visa của bạn sẽ cao hơn.
Nếu như chuyến đi của bạn được đặt bởi một công ty du lịch, lữ hành, thì Thư của Công ty du lịch sẽ xác nhận chịu mọi trách nhiệm về tài chính cũng như sự trở về lại của bạn.
Lịch trình chi tiết của chuyến đi của bạn. Nếu như bạn ghé thăm nhiều nước, thì cần ghi cụ thể lịch trình, số ngày bạn sẽ lưu trú tại các nước trong khối Schengen nói chung và đất nước Hà Lan nói riêng. Có thể thêm các giấy tờ liên quan như vé tàu lửa, xe điện, vé vào các điểm tham quan, vui chơi giải trí, du lịch, lịch trình càng chi tiết càng tốt.
Xác nhận, bằng chứng về nơi bạn lưu trú khi đi du lịch: ngày giờ, booking khách sạn, nhà nghi, hotel, motel, homstay, resort, vv…
Bản sao sổ hộ khẩu của bạn
Bản sao Chứng nhận kết hôn (nếu như đi cùng chồng / vợ)
Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi
Bảo hiểm y tế du lịch: bảo hiểm y tế cho thời gian lưu trú của bạn, có giá trị trong tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen, nó sẽ bao gồm mọi chi phí liên quan đến việc trở về Việt Nam vì lý do y tế, điều trị khẩn cấp, cấp cứu tại bệnh viện hoặc trong trường hợp tử vong vì lý do không mong muốn nào đó. (mức bảo hiểm y tế du lịch tối thiểu là 850 triệu đồng)
Lưu ý nhỏ:
Về việc ban hành quy định sử dụng chung visa cho 26 nước thuộc khối Schengen (như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Italia, Tây Ban Nha, Estonia, Hi Lạp, Hungary, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Iceland, Latva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia).
Chính vì tính tiện lợi trong thủ tục xin visa Châu Âu đã tạo cơ hội và điều kiện cho người du lịch dễ dàng di chuyển tham quan du lịch qua lại giữa những nước thuộc khối này mà không cần phải làm visa du lịch cho từng nước.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, khi bạn tới bất kì biên giới nào của các nước thuộc khối Schengen này, bạn đều có thể sẽ bị cảnh sát địa phương yêu cầu xuất trình thư mời hợp pháp, các giấy tờ chứng mình về mặt tài chính, đặt phòng khách sạn, nơi cư trú, và cả bảo hiểm du lịch nữa.
Nếu như bạn không thể cung cấp cho họ đầy đủ giấy tờ họ yêu cầu, bạn sẽ không được phép vào lãnh thổ của khu vực Schengen. Trong trường hợp này, Đại sứ quán của Vương quốc Hà Lan sẽ không chịu trách nhiệm bằng bất kì cách nào nếu như bạn không được các cơ quan xuất nhập cảnh cho phép nhập cảnh vào khu vực Schengen.
Vì vậy nên lưu ý nhé, đi chơi không quên… giấy tờ. Vừa được vi vu nhiều nước ở Châu Âu, vừa có thêm nhiều trải nghiệm, thì cũng nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để được thông quan nhập cảnh dễ dàng nhé.
Sắp tới hè rồi, chuẩn bị lên plan du hí đất nước Hoa Tulip thôi mấy bản trẻ ơi, nhớ canh ngày xuất phát của lịch trình để sắp xếp thời gian xin visa du lịch Hà Lan cho hợp lý nhé.
Còn chần chờ gì nữa mà không chuẩn bị hành lý, xác ba lô đến xử xở của những chiếc cối xay gió khổng lồ như trong Đôn-ki-hô-tê và những chiếc cối xay gió, ngày xưa chỉ có trong những trang văn thôi, phải không nào?
Chúc các bạn xin visa nhập cảnh Hà Lan thành công nhé, và có chuyến đi thật thú vị.