Thế giới động vật có nhiều loài vật với nhiều điều kì diệu khác nhau, con sâu cũng vậy. Có những điều rất thú vị và bí ẩn về nó, chúng ta tìm hiểu qua nhé.
Con sâu tên tiếng anh gọi là Bug
Phân loại con sâu và thức ăn của con sâu
Là loài động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn 1 triệu loài và gần một nửa là sinh vật sống. Tại Việt Nam có khoảng 2000 loài sâu khác nhau.
Con sâu thuộc nhóm côn trùng, là loài động vật đa dạng nhất hành tính. Chúng phân bổ ở khắp mọi nơi, sống được hầu hết các môi trường khác nhau, một số loài sống ở vùng biển.
Thức ăn chủ yếu của sâu là ăn những chiếc lá non xanh tươi.
Đặc điểm về con sâu
Kích thước của con sâu khoảng từ trên dưới 1mm tới 180mm. Con sâu có cơ thể phân đốt và chúng được bảo vệ một lớp vỏ ngoài làm từ Kitin. Thuộc lớp ngành động vật không xương sống. Cơ thể chúng gồm 3 phần đầu ngực và bụng, bao gồm 3 cặp chân.
Trên đầu của con sâu có một cặp râu là cơ quan cảm giác, một cặp mắt kép và 2 mắt đơn( trong giao đoạn sâu non có thể sẽ có tới 6 mắt đơn) và một chiếc miệng. Ngực của loài sâu có 6 chân ( mỗi đốt sẽ có 1 cặp chân) và có tới 2 đến 4 cánh( nếu là loài động vật có cánh).
Bụng con sâu có cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Sâu có một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh bao gồm một ống liền nhau từ miệng xuống tới hậu môn. Khác rất nhiều với loài động vật có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
Cơ quan bài tiết bao gồm các ống được gọi là Mapighi có chức năng thải ra các chất thải chứa Nito. Ruột sau của sâu làm nhiệm vụ chính đó là điều hòa áp suất thẩm thấu. Đoạn ruột cuối có khả năng tái hấp thu nước với muối Natri và Kali
Loài sâu không thường bài tiết nước ra kèm với phân. Thực tế thì loài sâu có thể dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái hấp thu có thể giúp chúng chịu đựng được trong thời tiết môi trường khô nóng.
Con sâu nở từ trứng, trải qua nhiều giai đoạn để có thể có kích thước của loài trưởng thành. Bởi vì trải qua giai đoạn để trưởng thành nên bề ngoài của chúng được bao bọc bởi lớp cứng kitin.
Loài sâu có cơ quan cảm giác rất tinh tế và nhạy cảm. Trong một số trường hợp thì các giác quan của chúng nhạy cảm hơn so với con người rất nhiều.
Con sâu sử dụng cơ quan hô hấp khí quản để có thể vận chuyển oxy vào cơ thể. Các ống khí quản này mở ra ở bề mặt cơ thể ( được gọi là lỗ thở). Từ đó không khí sẽ được dẫn vào hệ thống khí quản, không khí sẽ vào các mô thông qua các nhánh khí quản, tim sẽ bơm dịch huyết vào động mạch qua xoang tim.
Giai đoạn trưởng thành của loài sâu
Vòng đời của loài sâu bắt đầu từ trứng, sâu sẽ đẻ trứng trên lá cây và những cái trứng sẽ dính trên lá cây tạo thành từng hình dạng khác nhau.
Sẽ có một lớp sáp mỏng gọi là màng đệm bọc bên ngoài trứng sâu . Bởi vì có lớp mỏng này đã ngăn chặn được sự bốc hơi trước trước khi ấu trùng phát triển đầy đủ và nở ra.
Giai đoạn trứng kéo dài khoảng vài tuần cho đến khi trứng nở ra ấu trùng. Ẩu trùng khi nở ra sẽ ăn chính vỏ trứng của mình. Sau đó nó sẽ dành nhiều thời gian để ăn lá cây, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Chúng sẽ ăn lá cây trong khoảng thời gian 2 đến 3 tuần. Chúng có lớp ngụy trang là màu sắc cơ thể nên chúng ta khó có thể thấy chúng từ xa.
Tùy một số loài, nếu như là sâu bướm thì khi nở thành ấu trùng khoảng 3 tuần chúng sẽ tìm chỗ thích hợp để hóa thành con nhộng. Con nhộng có lớp bảo vệ là chất nhầy như chiếc keo dán giúp con nhộng cứng giữ cố định một chỗ.
Màu sắc của lớp vỏ sâu từ xa nhìn như cái lá bị úa vì thế mà giúp chúng ngụy trang rất tốt. Sau vỏ nhộng sẽ xuất hiện vết nứt và con bướm sẽ chui ra.