Nguyên nhân và cách chữa trị táo bón tại nhà hiệu quả

Các bạn đã gặp phải tình trạng 4-5 ngày mà vẫn chưa thể đi vệ sinh chưa nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những nguyên nhân và cách trị táo bón của VITINFO nhé!

Táo bón là gì

Đây là được xem là một căn bệnh khá phổ biến, và tất cả mọi người từ mọi giới tính cho tới mọi độ tuổi đều ít nhất một vài lần trong đời mắc phải. Thế nhưng người bị béo phì và người lớn tuổi sẽ có khả năng bệnh táo bón lâm sàng cao hơn.
Bệnh táo bón sẽ có những biểu hiện như là: Phân khô cứng, đi đại tiện khó khăn vô cùng, buồn đi nhưng lại đi không được, nhiều ngày mới có thể đi vệ sinh, thời gian mỗi lần đi cũng rất lâu.
Trong điều kiện ăn uống bình thường, mọi người sẽ có thể nhận ra bản thân mình có mắc chứng táo bón hay không. Dựa vào một số biểu hiện như: Đau đầu, đau bụng, khó nhọc khi đi tiêu, ít đi.
Đó là do khả năng co bóp của ruột không đủ mạnh. Tình trạng này kéo dài lâu ngày và thường xuyên bị liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến căn bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra chứng táo bón

Uống quá nhiều sắt

Nạp vào cơ thể quá nhiều chất sắt sẽ gây khó khăn cho việc đi vệ sinh. Nồng độ sắt cao sẽ làm cho nhu động của trực tràng bị giảm.
Ăn quá nhiều chất sắt khiến cho trực tràng bị quá tải

Ăn quá nhiều chất sắt khiến cho trực tràng bị quá tải

Mỗi ngày các bạn chỉ cần nạp 8mg sắt vào cơ thể, thông qua một số loại thực phẩm thiết yếu như: Hải sản, thịt, các loại đậu, cải bó xôi.
Nhưng nếu như nam giới bị thiếu sắt thì các bạn không nên tùy ý bổ xung chất sắt bằng viên uống, vì đây có khả năng là dấu hiệu của bệnh hệ tiêu hóa bị mất máu.

Nhịn đi vệ sinh

Khi các bạn đang trong những buổi hội họp kéo dài nhiều giờ liền, hay là quá bận rộn làm việc mà không thể lập tức vào nhà vệ sinh khi có nhu cầu.
Việc phải nhịn xuống thường xuyên sẽ làm cho tình trạng táo bón ngày càng nặng thêm.
Trực tràng nếu như đã được đầy phân, thì một tín hiệu sẽ nhanh chống truyền lên vỏ não, làm cho bạn muốn đi tiêu, và nếu bạn không thể đi ngoài được thì ruột sẽ tiếp tục hấp thu nước cho đến khi nào phân được đào thải ra hết bên ngoài.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho phân ngày càng khô cứng hơn, từ đó khiến gặp nhiều khó khăn khi muốn tống phân ra khỏi cơ thể.

Dư thừa canxi

Bạn uống quá nhiều viên canxi, làm cho nhu động ruột bị giảm đi, phân bị trử lâu hơn trong ruột, và nước chứa trong phân một lần nữa bị ruột tái hấp thu.
Không nên nạp quá nhiều canxi vào cơ thể

Không nên nạp quá nhiều canxi vào cơ thể

Kết quả là phân trở nên khô cứng, làm cho đẩy ra ngoài rất khó khăn. Cơ thể dư thừa canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng táo bón.
Bạn sẽ hoàn toàn không phát hiện ra cho tới khi không thể đi tiêu dễ dàng như bình thường.

Bất đồng vận cơ sàn chậu

Để cơ thể có thể tống phân ra ngoài thì các cơ vùng bụng sẽ co lại, và ngược lại cơ sàn vùng chậu sẽ giãn ra.
Thế nhưng, ở một số người bị chứng bất đồng vận cơ sàn chậu hay còn được gọi là chứng rối loạn chức năng sàn chậu thì sẽ không thể thực hiện được cơ chế trên.
Tức là các cơ vùng bụng sức co bị yếu, không đủ mạnh hoặc là cơ sàn chậu co giãn không được. Kết quả, cơ vòng hậu môn thay vì phải thư giãn để tống xuất phân ra ngoài lại bị căng lên, dẫn tới tình trạng không thể tống hết phân ra ngoài.

Phụ thuộc thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc nhuận tràng để hỗ trợ việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn, nhưng lời khuyên là chỉ nên thỉnh thoảng dùng một lần. Còn nếu như bạn rơi vào trường hợp bị lệ thuộc vào thuốc, không thể không uống thuốc. Lâu dần tình trạng táo bón của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bởi vì thuốc nhuận tràng với liều cao sẽ làm cho ruột bị giảm đi sự nhạy cảm, khi không có thuốc ruột cũng sẽ không thể nào hoạt động bình thường.
Cuối cùng, hậu quả là các bạn không thể đi vệ sinh được bình thường nữa.

Đái tháo đường

Năm 2014, các nhà khoa học ở Brazil đã nghiên cứu và cho biết: Cứ 3 bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường sẽ có 1 bệnh nhân bị táo bón.
Câu hỏi đặt ra là: Lượng đường trong máu cao thì sẽ gây khó khăn gì trong việc đi vệ sinh?

Câu hỏi đặt ra là: Lượng đường trong máu cao thì sẽ gây khó khăn gì trong việc đi vệ sinh?

Những bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường trong một thời gian dài sẽ kéo theo những tổn thương của hệ thần kinh. Trong số đó có hệ thần kinh ruột, khiến cho trực tràng không còn nhạy với cảm giác, đồng thời nhu động ruột cũng giảm đi.
Kết quả là bệnh nhân sẽ bị thêm chứng táo bón, chính là nguyên nhân của việc không thể đi vệ sinh một cách bình thường.

Chế độ ăn nhiều béo ít xơ

Bạn sẽ không thể đi vệ sinh trong vài ngày nếu như ăn quá nhiều phô mai. Đó là vì trong thành phần phô mai không có chất xơ, và chất béo là chủ yếu.
Chất béo là nguyên nhân làm cho nhu động ruột giảm, kèm với việc ít nạp chất xơ vào cơ thể nên các bạn có khả năng bị táo bón rất cao.
Một trong vô số những cách hiệu quả điều trị chứng táo bón là ăn thật nhiều chất xơ từ những loại rau củ quả như: Rau mùng tơi, chuối tiêu, rau đay, khoai lang luộc…
Nước sẽ được dẫn vào ống tiêu hóa nhờ vào các sợi xơ, sau đó tích tụ trong phân và giúp cho phân trở nên mềm hơn, dễ dàng được đào thải ra bên ngoài . Cho nên có thể khẳng định chất xơ là rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chứng táo bón ở trẻ em phần lớn là táo bón chức năng, và nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này khá đa dạng, như là: Do chế độ ăn uống, hành vi nín giữ phân, vận động, chế độ sinh hoạt…

  • Trẻ mới đi học, chưa thể thích nghi với môi trường toilet mới
  • Một số trẻ sẽ sẽ bị nhu động ruột chậm, gây táo bón
  • Hành vi nín giữ phân: Trẻ ham chơi nên nhịn đi vệ sinh, làm cho phân bị cứng, to, dẫn đến đau hậu môn khi đi cầu, trẻ sợ đau nên càng tránh việc đi cầu, lần đi cầu kế tiếp lại càng đau đớn hơn
  • Chế độ ăn uống: Một số trẻ sẽ có cơ địa dễ bị táo bón, nếu được cho ăn ít chất xơ sẽ càng dễ bị táo bón hơn. Thế nhưng, ở phần lớn trẻ, thiếu chất xơ không phải là nhuyên nhân chính gây ra chứng táo bón
  • Bệnh lý: Bệnh suy giáp, một số bệnh thần kinh, bệnh Hischsprung, xơ nang, hay có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh của trẻ…

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Sau đây là một số nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở phụ nữ đang mang thai:

  • Thay đổi trong chế độ ăn uống cũng như vận động hàng ngày, nôn ói. Làm cho lượng nước tuần hoàn trong cơ thể bị sụt giảm nên ảnh hưởng tới tiêu hóa.
  • Progesterone: Là một loại nội tiết tố giúp làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho lúc sinh em bé. Tuy nhiên nó cũng có một tác hại là gây ra sự co giãn cũng như làm lỏng lẽo các dây trong thành ruột.
  • Trọng lượng của thai nhi tăng dần trong tử cung, nằm chồng lên ruột làm cho sự chuyển động trong ruột không được thuận lợi.
  • Ruột non bị suy yếu đi các hoạt động: Vấn đề này làm cho quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, thông qua ruột non đi tới ruột già bị ảnh hưởng. Kết quả là chuyển động trong ruột sẽ không thể nhanh như bình thường mà bị chậm lại.
  • Tiêu thụ một số loại thực phẩm làm bệnh táo bón thêm trầm trọng: Phô mai, thực phẩm làm từ sữa, quá nhiều thịt đỏ, sữa…Ngoài ra thức ăn chứa quá nhiều protein sẽ khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc hay thức ăn thực vật dồi giàu chất xơ. Có rất nhiều chị em phũ nữ đã thay đổi lại thực đơn ăn uống hàng ngày sau khi mang thai.

Tác hại của táo bón

Táo bón không phải là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Nhưng nó lại mang đến cho bệnh nhân rất nhiều phiền phức, làm ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt lẫn chất lượng cuộc sống.
Bệnh táo bón gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Bệnh táo bón gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt

  • Người bị táo bón sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh. Không ít người tranh thủ đọc sách, báo khi đi vệ sinh để tiết kiệm thời gian. Nhưng như vậy lại vô tình bị phân tâm, không còn tập trung vào mục đích chính, làm cho chi phối việc đi tiêu.
  • Táo bón nếu chủ quan, không được chữa trị kịp thời sẽ trở thành táo bón mãn tính hoặc là dồn nén lại thành những cục phân lớn. Có khả năng rất cao là sẽ gây ra tình trạng tắc ruột, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Táo bón thời gian dài sẽ biến chứng thành những căn bệnh khá trầm trọng như: Sa trực tràng, trĩ. Khi lâm vào các hiện tượng trên, đi vệ sinh sẽ bị đau đớn nên dần dần bệnh nhân ngại đi. Như vậy lại càng táo bón hơn, và tạo thành một vòng tròn lẩn quẩn.
  • Khi đi vệ sinh mà cố rặn sẽ làm tăng áp lực máu (biểu hiện là mặt bị đỏ lên). Nên đối với những người bị bệnh tim mạch hay cao huyết áp rất nguy hiểm (rất dễ bị đột quỵ khi đang đi tiểu). Chẳng những vậy mà táo bón lâu ngày còn có thể dẫn đến chứng ung thư trực tràng.

Táo bón kéo dài

  • Phân sẽ bị thay đổi màu sắc như: Có chất nhầy lẫn máu trong phân, máu đỏ tươi như máu cá. Dù là dấu hiệu này chỉ thoáng qua đôi lần hay kéo dài thì bệnh nhân cũng cần phải lưu ý.
  • Đi kèm với chứng táo bón là đầy bụng, đau bụng, chướng hơi, gây sụt cân, ăn không ngon miệng, hoặc có thể là sốt nhẹ kéo dài.

Tác hại của táo bón với bà bầu

  • Tâm lý của phụ nữ mang thai sẽ trở nên căng thẳng, bị áp lực và thường hay cáu gắt, khó chịu.
  • Khi phụ nữ mang thai phải sử dụng nhiều lực để rặn, tống phân ra ngoài, rất dễ gây đẻ non hoặc thậm chí sảy thai.
  • Trong phân có rất nhiều chất độc hại như: Amoniac, phenol, indol…nên nếu bị tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ gây ra tình trạng bị hấp thụ ngược.
  • Thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng khi chào đời.

Cách trị táo bón

Cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nên tạo thói quen sinh hoạt tốt

Phụ nữ mang thai nên tạo thói quen sinh hoạt tốt

Nếu đang trong thai kỳ mà lại bị táo bón thì bà bầu có thể sử dụng một số cách chữa trị tạm thời như sau:

  • Cố gắng uống thật nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2,5l-3l để có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Tăng vi khuẩn đường ruột và sức đề kháng bằng cách bổ xung Prebiotic và Probiotic.
  • Ngưng sử dụng các loại đồ ăn nhuận tràng, thuốc, và dầu khoáng.
  • Cung cấp nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thay đổi tư thế ngồi khi đi vệ sinh như: Ngồi nghiêng người về phía trước, đồng thời chống hai khủy tay lên hai bên đầu gối.
  • Sử dụng dầu bôi trơn hay dung dịch nhét hậu môn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tập cho bản thân mình thói quen đi toilet đúng thời gian quy định để tránh chứng táo bón.
  • Trong thai kỳ nên duy trì những loại hình vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội.
  • Căng thẳng quá mức sẽ làm cho chứng táo bón thêm trầm trọng, nên hãy cố gắng thư giãn, thoải mái tâm trí.

Ngoài ra thì các bà bầu cũng nên tránh hấp thụ những loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như: Ngũ cốc, phô mai, nước ép trái cây, cùng với thực phẩm có hạt…trong thời gian đang mắc chứng táo bón.

Cho người lớn

Có rất nhiều phương pháp chữa táo bón cho người lớn

Có rất nhiều phương pháp chữa táo bón cho người lớn

Điều trị chứng táo bón bằng phương pháp Đông y:

Chuẩn bị: Chỉ thực, Sinh địa, Đại hoàng, Đương quy, Cam thảo, Mộc hương, Hậu phác, Hoàng kỳ, Mật ong, Trần bì, Hạnh nhân.
Tác dụng: Nhuận tràng, thông tiện, hoạt huyết, thanh can, trừ ứ, thanh nhiệt. Hai vị thuốc Đại hoàng cùng với Hậu phác mang tính lạnh, nên có công dụng là phá tích, tràng vị, hành ứ. Còn mật ong thì giảm đau, nhuận, giải độc, hoạt tràng, trơn, làm lành vết thương, bổ trung.

Dùng hoa hướng dương

Bạn đang phải khó chịu vì chứng táo bón bấy lấu nay, vậy thì đây chắc chắn là bài thuốc mà bạn đang cần:
Chuẩn bị lõi cành hoa hướng dương, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, rồi sấy khô, dùng lửa đốt chúng thành than, dùng chày tán thành bột thật nhuyễn mịn.
Mỗi ngày các bạn hòa tan 6g bột lõi cành hoa hướng dương cùng với nước ấm và uống, sẽ mau chóng trị dứt chứng táo bón.
==>> Xem thêm bài viết ý nghĩa của hoa hướng dương

Sử dụng các loại thuốc Tây để trị chứng táo bón:

Cách này thường được dùng khi người bị táo bón tự chuẩn đoán và mua thuốc về nhà tự điều trị.
Sau đây là tên một số loại thuốc chữa táo bón được sử dụng rộng rãi: Các loại thuốc xổ, thuốc nhuận tràng Duphalac, Forlax…
Tuy nhiên biện pháp tự mua thuốc này chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Bởi việc lạm dụng thuốc thời gian lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sa trực tràng, trĩ hậu môn…
Do để bệnh kéo dài dai dẵng, không điều trị dứt điểm.

Sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc dùng mẹo để chữa táo bón:

Xưa nay, trong dân gian của chúng ta thì các loại rau như: Rau muống, dền, khoai lang, mồng tơi, đay…sẽ có tác dụng nhất định đối với người bị chứng táo bón.

Khi gặp khó khăn trong vấn đề vệ sinh, người bị táo bón thường đi bộ nhiều, kết hợp cùng với ăn khoai lang hoặc một số loại rau luộc để giúp tăng nhuận tràng.
Đây được xem phương pháp phòng ngừa và chữa trị táo bón an toàn, thế nhưng chỉ có tác dụng đối với những người vừa mới chớm bị táo bón mà thôi.
Đối với những người bị táo bón nặng và thời gian dài thì hoàn toàn không có tác dụng.
Người bình thường nếu thường xuyên thêm các loại rau này vào thực đơn hàng ngày thì sẽ giúp phòng ngừa chứng táo bón rất hiệu quả.

Cho trẻ em

Nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi ngày

Nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi ngày

  • Đối với trường hợp bé sơ sinh hoàn toàn bú mẹ nhưng lại chậm đi tiêu (phân mềm, 2-3 ngày mới đi tiêu một lần) thì đa số là bình thường, bố mẹ bé nên chú ý theo dõi thêm.
  • Gia đình kiên nhẫn: Tập cho bé thói quen đi vệ sinh hàng ngày, thời gian nên từ khoảng 3-5 phút. Lưu ý không nên đánh hay la mắng nếu như trẻ không chịu phối hợp cùng.
  • Ăn lành mạnh: Hàng ngày cho trẻ ăn rau củ cũng như trái cây trong và giữa các bữa ăn. Không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều sữa bò, trẻ từ 18 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi chỉ nên tiêu thụ tối đa 500ml sữa bò mỗi ngày. Uống đủ nước theo như lời khuyên của bác sĩ.
  • Nếu bé đi vệ sinh nhưng phân khô cứng, gây nứt hậu môn thì cần phải có sự can thiệp từ bác sĩ. Sau khi trẻ đã dễ đi cầu hơn, nên tập cho trẻ thói quen đi cầu hàng ngày. Nếu trường hợp trẻ bị ứ phân thì biện pháp là tháo xổ phân.

Cách phòng bệnh táo bón

Không nên để bệnh táo bón mới điều trị

Không nên để bệnh táo bón mới điều trị

  • Có thể uống sorbitol là một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả, nó là một loại đường tự nhiên, không hấp thụ vào máu, có thể rút nước vào lòng ruột, làm cho phân mềm hơn. Sorbitol cũng có khá nhiều trong các loại trái cây như: Đậu, nho, dâu tây, táo, mận…
  • Để có thể tạo phản xạ đi vệ sinh rõ ràng, phân không cứng, thì các bạn hãy tập thói quen đi vệ sinh đúng thời gian quy định. Uống đủ nước mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ.
  • Ngoài ra còn có một số loại trái cây rất có ích cho việc đi đại tiện như: Thanh long, cam, đu đủ, quýt, xoài, chanh…
  • Lưu ý là nếu trong một ngày mà các bạn đột ngột ăn một lượng lớn chất xơ sẽ có khả năng bị đầy bụng, dẫn đến trung tiện nhiều.
  • Nếu sau khi đã thực hiện những phương pháp trên mà chứng táo bón vẫn không suy giảm thì các bạn có thể sử dụng thêm thuốc nhuận tràng.

Kết

Sau khi tham khảo bài viết trên thì các bạn đã biết được cách phòng ngừa chứng táo bón rồi phải không nào?
==>> Xem thêm Hướng dẫn cách chữa bỏng an toàn và đơn giản tại nhà
Nếu thấy thông tin có ích thì các bạn hãy chia sẽ để người thân của mình cũng được biết những điều bổ ích này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *