Tại sao bị bóng đè và cách hóa giải như thế nào?

Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác bị bóng đè, và bạn rất tò mò muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi – tại sao bị bóng đè không? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để cùng giải mã cho hiện tượng này nhé!

Các trạng thái “bóng đè” thường gặp

Trên thế giới có khoảng 10 – 40% dân số ít nhất từng một lần bị hiện tượng “bóng đè”( theo các khảo sát của ngành tâm thần học).
Rất nhiều người cho rằng “bóng đè” là do người bị “yếu bóng vía” hoặc “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra. Do đó, mọi người thường dán bùa đeo ngải để mong “trục xuất” bóng đè lên người.
Mỗi người có những biểu hiện bóng đè khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung là sự ngạt thở, tức ngực giống y hệt những triệu chứng lâm sàng suy hô hấp, cơn ngừng tim, thần thức tỉnh táo nhưng vẫn trong trạng thái mê man không vùng vẫy hay lên tiếng được…
Nhiều người sau khi tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám ngủ tiếp nữa.

Trạng thái bị bóng đè khi ngủ
Trạng thái bị bóng đè khi ngủ
Trong ngành tâm thần học phân thành 3 nhóm “bóng đè”:
Ảo giác đột nhập: Trong trường hợp này, người bị “bóng đè” thường có cảm giác người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ…
Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ,…
Ảo giác thăng bằng: Người bị “bóng đè” kiểu này có cảm giác y như thật và thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất.
Cũng giống như cảm giác khi đi máy bay lọt vào vùng không khí bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết xấu. Một cảm giác “thật” xuất hiện trong một thực tế “ảo”.
Hiện tượng này thường có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình ở nhiều người.
Ảo giác thực thể: Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến nhất, phần lớn nó xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ.
Những người bị “bóng đè” ở dạng này thường bị cảm thấy vùng ngực, vùng bụng như bị tê dại và rất khó. Chỉ đến khi thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh dậy, kèm theo những con ho tức ngục khó thở.
Lúc đó, họ bắt đầu thở hổn hển và ra nhiều mồ hôi. Có những người bị suy nhược thần kinh, một đêm có thể bị “đè” 2-3 lần khiến họ “sợ” ngủ. Nếu kéo dài sẽ dần tới suy nhược cơ thể, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Giải mã bí ẩn của “bóng đè”

XEM THÊM BÀI VIẾT : Tại sao lại bị nấc – Cấp độ của bệnh và cách chữa trị hiệu quả nhanh

Rối loạn vòng tuần hoàn “ngủ – thức”

Trước đây, theo quan niệm mê tín dị đoan, người ta cho rằng “bóng đè” là do năng lực siêu nhiên hay một thế lực huyền bí của ma quỷ, thần tháng gây ra.
Nhưng, với sự phát triển tiến tiến của nền y học ngày nay. Các nhà tâm thần học đã giải mã hiện tượng “bóng đè” là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân chủ yếu là sự đứt quãng trong khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức – ngủ” của não bộ.
Hiện tượng “bóng đè” hay “ ác mộng” thường xảy ra khi chúng ta đi vào “giai đoạn đầu” của giấc ngủ, sau đó họ rơi vào “giai đoạn sau” của giấc ngủ.
Sau khi tỉnh nhưng họ vẫn ở trong trạng thái miên man, tiếp tục lặp lại chu kỳ giấc ngủ. Do đó, chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiện tượng “bóng đè”.

Rối loạn vòng tuần hoàn " ngủ - thức "
Rối loạn vòng tuần hoàn ” ngủ – thức “

Rối loạn giấc ngủ hay chấn thương tâm lý

Bên cạnh nguyên nhân rối loạn vòng tuần hoàn “ngủ – thức”. Hiện tượng “bóng đè” còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần.
Đặc biệt là các trường hợp sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm, bế tắc trong cuộc sống.

Giấc ngủ REM

Một nghiên cứu cho thấy hiện tượng bóng đè còn liên quan tới trạng thái REM. Những việc xảy ra trong lúc bị bóng đè một phần do bộ não thức giấc, hoàn toàn tỉnh táo nhận thức mọi vật xung quanh.
Trong khi, 1 phần khác của não bộ như vùng chỉ huy hệ thần kinh vận động vẫn ở trong giấc ngủ có trạng thái REM. Điều đó khiến cho hầu hết các cơ vận động của cơ thể bị tê liệt.
Do đó, tâm trí có ý thức đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì vẫn chưa mê man.
Qua đây, chúng ta thấy rằng “bóng đè” không phải là vấn một căn bệnh, càng không phải là hiện tượng mê tín như nhiều người vẫn nghĩ.
Bản chất thật sự là một dạng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể.
Mà nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, stress do sức ép từ công việc, dùng chất kích thích, rối loạn dịp tim,… dẫn đến thiếu ngủ, suy nhược cơ thể gây nên.

Cách hạn chế hiện tượng “bóng đè”

Theo nghiên cứ của các chuyên gia về tâm thần thuộc Đại học Washington (Mỹ). Để hạn chế hiện tượng bóng đè:

  • Cần ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông tốt, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa, tư thế nằm thoải mái, tránh tình trạng “ngày ngủ, đêm thức”.
  • Không nên uống cà phê, trà pha đậm trước khi ngủ vì chất cafein sẽ kích thích não bộ, ngăn chặn cơn buồn ngủ.
  • Không nên uống rượu, bia quá nhiều trước khi đi ngủ hay ăn quá no vì rất dễ xảy ra hiện tượng “bóng đè”.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến hiện tượng tại sao khi ngủ hay bị bóng đè.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên các bạn hiểu rõ hơn hiện tượng này và tìm cách để khắc phục nó. Xem thêm các bài viết hay nhất của VITINFO ngay tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *