Quản trị dự án cụ thể là sao? Những bí quyết nhằm đạt được sự thành công trong quản trị dự án

Quản trị dự án cho doanh nghiệp

Với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, kéo theo đó là sự phát triển đồng bộ của quá trình sản xuất với quy mô ngày càng hiện đại và mở rộng. Nhằm đáp ứng được các điều kiện đó, những tổ chức và doanh nghiệp cần phải luôn đề ra những kế hoạch giúp thực hiện được những nhu cầu của khách hàng và mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Khái niệm về quản trị dự án cũng được ra đời từ đây và nhà quản trị dự án cần phải luôn tuân theo nghị định 59 của Chính phủ về quản lý dự án. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về quản trị dự án

Để tìm hiểu về quản trị dự án, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về khái niệm dự án. Dự án hiểu theo một cách đơn giản chính là một tập hợp của những công việc và hoạt động có liên quan với nhau cùng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và với một nguồn lực tài chính có hạn.

Quản trị dự án cho doanh nghiệp
Quản trị dự án cho doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính có thể là được cung cấp bởi các nhà đầu tư hoặc nguồn trợ cấp từ nước ngoài như ODA. Ngoài ra còn có các nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài là FDI và FPI.
Để có thể thực hiện được dự án một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao thì cần có sự sáng tạo nhất định trong quá trình làm việc. Do vậy triển khai hoạt động quản trị dự án là một điều nhất định phải thực hiện trong thời điểm hiện tại.
Quản trị dự án có thể hiểu chính là dự áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ vào quá trình của đề xuất, lập kế hoạch và thực hiện dự án. Ngoài ra, nó còn áp dụng vào việc giám sát dự án và kết thúc cuối cùng của dự án đó.

Quy trình quản trị dự án

Trong quá trình của quản trị dự án sẽ gồm có 4 bước:

  • Xác định dự án
  • Lập kế hoạch
  • Thực hiện dự án đó
  • Bàn giao kết quả

Một dự án được coi là bắt đầu và kết thúc là tính từ thời điểm dự án đó được thực hiện cho đến khi bàn giao kết quả cuối cùng dự án đó. Quá trình cụ thể của từng nội dung công việc như sau:

  • Bước 1: Xác định dự án

Đây là bước đầu tiên và khởi điểm cho một dự án. Bước này đòi hỏi nhà quản trị cần thiết lập một danh sách được các mục tiêu ban đầu của dự án đó là như thế nào. Tiếp theo cần xác định các yêu cầu của dự án đó với những chi tiết cụ thể bao gồm thời gian, ngân sách, cơ cấu của bộ máy tổ chức làm việc.

  • Bước 2: Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là bước xây dựng nên những kế hoạch cần phải thực hiện của dự án. Những kế hoạch đó bao gồm:
Tiến độ làm việc: nhà quản trị sẽ xác định dự án này thực hiện trong thời gian bao lâu và dự toán trước thời gian kết thúc của dự án là khi nào.

Lập kế hoạch cho dự án
Lập kế hoạch cho dự án
Chi phí: tính toán nguồn kinh phí chính trong quá trình thực hiện dự án là bao nhiêu và thực hiện như thế nào. Ngoài ra trong quá trình thi công và triển khai sẽ xuất hiện nhiều khoản chi phí phát sinh do đó ta cần xác định để có kế hoạch ứng phó.
Huy động vốn và nhân lực: cần có kế hoạch triển khai về việc huy động nguồn bởi nguồn vốn ban đầu sẽ không bao giờ đủ. Thêm vào đó, cần xác định về nguồn nhân lực dự án. Các kỹ sư, nhân công cần phải có những điều kiện, kinh nghiệm làm việc như thế nào thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đề ra ban đầu của dự án.
Quản trị rủi ro: nhà quản trị cần xác định được những rủi ro mà dự án này có thể mắc phải nhằm đưa ra những phương án đối phó kịp thời. Đây là một trong những bước rất quan trọng quá trình xác định dự án này.

  • Bước 3: Thực hiện và kiểm tra dự án

Đây là bước triển khai các hoạt động của dự án dựa trên các kế hoạch đã đề ra. Nhà quản lý dự án cần làm sao để quá trình thực hiện của dự án cần triển khai đúng với các đề mục, kế hoạch đã vạch sẵn.
Đối với lĩnh vực bất động sản – Theo bất động sản meeyland.com, nhà quản trị cần theo dõi và bám sát tiến độ làm việc của công trình nhằm theo kịp thời gian đã được quy định ngay từ đầu dự án.

Thực hiện và kiểm tra dự án
Thực hiện và kiểm tra dự án
  • Bước 4: Bàn giao dự án

Đây là bước cuối cùng của một dự án, đây được xem như là một sản phẩm cuối cùng sau một khoảng thời gian làm việc. Nhà quản trị sẽ bàn giao dự án cho khách hàng của mình và chỉnh sửa một số chi tiết theo mong muốn của khách hàng. Cuối cùng, cần phải đánh giá lại quá trình thực hiện dự án và rút ra những bài học kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ về quản trị dự án được thực hiện theo nghị định 59 về quản lý dự án của Chính phủ. Mong bài viết này có thể giúp ích cho bạn, xin cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *