Sắp tới bạn có dịp được ghé thăm An Giang trong một chuyến công tác, và bạn muốn một lần được trải nghiệm văn hóa ẩm thực nơi đây nhưng lại không biết chuẩn bị cho mình kiến thức gì về những đặc sản An Giang vậy hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là một món ăn chơi mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới An Giang. Đường được làm từ 2 nguyên liệu cơ bản đó chính là mật hoa và trái thốt nốt, để cho ra được những khoanh đường có màu vàng da bò rất bắt mắt cần phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi người làm phải có tay nghề.
Để thưởng thức mùi thơm dịu và vị béo của đường bạn có thể ăn trực tiếp, nấu chè và cũng có thể dùng đường này để pha nước mắm làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Bò cạp Bảy Núi
Khi tới An Giang tới vùng Bảy Núi bạn sẽ thấy ở đây bày bán bò cạp rất nhiều ở 2 bên đường, vậy làm sao mà họ có thể bắt được bò cạp. Đó là họ phải lên tận núi thì mới bắt được và chỉ cần một chút kinh nghiệm cùng với một số vật dụng đơn giản như xô, cuốc, cây kẹp. Khi đã bắt được bò cạp người ta sẽ đem về và để trong thau vài ngày cho sạch bụng sau đó mới rửa sạch và chế biến, thường thì bò cạp được chế biến theo kiểu chiên bơ hoặc lăn bột,….để làm món nhậu khoái khẩu cho các quý ông.
Cơm nị – cà púa
Cơm nị – cà púa là món ăn không chỉ hấp dẫn bởi hình thức bên ngoài mà một khi đã thưởng thức nó đảm bảo bạn sẽ mê mẩn ăn hoài không ngán. Món ăn này mang đậm nền văn háo ẩm thực của người Chăm – Châu Giang.
Sẽ là thật đáng tiếc khi bạn đã đến với An Giang mà lại không được thưởng thức nó. Cơm nị được nấu bằng gạo ngon và nước cốt dừa, cà púa là món ăn được chế biết từ thịt bò và thường ăn cùng với cơm nị để làm dậy hương vị của món ăn.
Mắm Châu Đốc
Mắm Châu Đốc – đặc sản Châu Đốc An Giang nức tiếng gần xa với rất nhiều các loại mắm như mắm cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá linh,…..
Và nổi tiếng nhất phải kể đến mắm Thái với hương vị đặc biệt được bày bán ở rất nhiều nơi. Mắm Châu Đốc vì vừa nếm thử có vị hơi ngọt đặc trưng của vùng miền Nam Bộ nhưng khi ăn lại thấy có vị mặn và rất thích hợp để ăn cùng với cơm trắng.
Nhất là vào những ngày mưa mà được ăn một bát cơm trắng nóng hổi cùng với mắm thôi cũng thấy đủ đầy rồi.
Cá lóc nướng trui
Vùng Tây Nam Bộ nổi tiếng với món cá lóc nướng trui và đây cũng chính là một đặc sản An Giang nổi tiếng không kém bất kì một tỉnh thành nào ở Tây Nam Bộ. Cái đặc biệt của món cá lóc nướng trui An Giang đó chính là thức ăn kèm.
Nếu ở các nơi khác cá lóc thường được ăn với rau sống và chấm muối ớt hoặc nước mắm nhĩ thì ở An Giang để có thể thưởng thức hết hương vị đặc biệt của món ăn này bạn phải ăn cùng với khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn, các loại rau thơm,…và chấm cùng với nước mắm me hoặc nước mắm chua ngọt.
>>> Khám phá ẩm thực Bến Tre – Nhìn là mê, ăn khỏi chê
Cơm tấm Long Xuyên
Nếu ở Sài Gòn nổi tiếng với món cơm tấm cùng với miếng sườn xào to bự khiến cho du khách mê mẩn thì cơm tấm Long Xuyên cũng đặc biệt không hề kém.
Cơm tấm Long Xuyên không để sườn nguyên miếng mà sườn được thái thành những lát dài sau khi tẩm ướp được nướng trên lửa than làm dậy mùi thơm của thịt và các loại gia vị.
Ngoài ra đĩa cơm tấm còn có thêm trứng kho thái lát mỏng để khi ăn sẽ không bị ngấy và để có được một đĩa cơm tấm đầy đủ các hương vị thì cũng không thể nào thiếu được một ít đồ chua, bì heo, mỡ hành và một bát nước mắm pha đi kèm.
Tung lò mò
Nghe qua có vẻ giống món ăn gì đó của người Thái hay của một dân tộc nào đó nhưng tung lò mò lại là cái tên khác của món lạp xưởng bò ở An Giang.
Và đúng như dự đoán thì đây là tên gọi độc đáo do người Chăm đặt ra và cũng chính là món đặc sản của dân tộc này. Nguyên liệu chính của tung lò mò là thịt bò và được chọn từ phần thịt bắp, đùi và thịt nạc lóc xương sau đó đem khử mùi bằng cách ướp với một chút rượu, gừng.
Lạp xưởng bò sau khi làm xong đem phơi khô là có thể chế biến. Bạn có thể nướng hoặc chiên sau đó ăn cùng với một ít khế chua, chuối xanh và chấm cùng với muối tiêu chanh hoặc tương ớt để cảm nhận được hương vị đặc sắc của tung lò mò.
Canh chua cá linh bông điên điển
Nếu có dịp ghé qua An Giang vào mùi nước lũ bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món canh chua nấu từ cá linh và bông điển.
Cá linh không chỉ dùng để làm mắm mà nó còn dùng để nấu canh chua cũng rất ngon và nhất định phải nấu cùng với bông điên điển mới có thể làm dậy hương vị của nồi canh chua cùng với cà chua, ngò gai và rau thơm.
Để khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, vị thơm của rau cùng với vị chua chua của các nguyên liệu đi kèm.
Khô rắn nướng An Phú
Ở An Giang, nổi bật với nhiều loại khô như: khô cá lóc, khô cá sặc rằn, khô cá chạch… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là khô rắn An Phú, An Giang.
Vào mùa nước nổi rắn ở đây nhiều vô số, đó cũng là mùa săn rắn của người dân. Để bảo quản thịt rắn được lâu vì thế mà người dân nghĩ tới việc làm khô rắn. Trải qua nhiều công đoạn làm khô công phu, mới cho ra những mẻ khô vừa thơm ngon mà lại vừa lạ miệng.
Địa chỉ mua khô rắn ngon : bạn có thể Xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nơi đây là xã chuyên làm khô rắn nổi tiếng của tỉnh An Giang.
Cốm dẹp An Giang
Đặc sản cốm dẹp là đặc sản nổi tiếng của đồng bào Kh’mer tại An Giang. Vào mùa lễ hội Ooc-om-boc (khoảng tháng 10 hàng năm ) thì đồng bào Kh’me thường làm cốm dẹp để cúng tạ thần linh.
Nguyên liệu làm cốm được tuyển chọn từ những hạt lúa nếp sữa đầu mùa căng hạt. Cốm dẹp của An Giang có màu trắng ngà chứ không xanh như đặc sản cốm của người miền Bắc.
Có lẽ chừng ấy món đặc sản An Giang cũng đủ để làm cho bạn nôn nao với chuyến công tác sắp tới của mình rồi đúng không.
Mách nhỏ cho bạn một điều nữa là nếu đã tới An Giang bạn nhất định phải ghé qua mảnh đất Phú Tân xinh đẹp để thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Và trải nghiệm thêm nhiều đặc sản Phú tân rất độc đáo mà những nơi khác ở An Giang không hề có. Tại đó bạn cũng sẽ mua được rất nhiều món ăn ngon để làm quà cho bạn bè và người thân của mình đấy nhé.