Bật mí kiến thức tổng hợp về con ong

Hình ảnh những con ong xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, nhưng bạn có chắc bạn hiểu hết về loài ong không? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu tất cả về nó nhé.
Con Ong có tên tiếng anh là : Bee

Phân loại con ong và thức ăn của con ong

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như mối và kiến. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20.000 loài ong khác nhau, được phát hiện cách đây khoảng 30 đến 50 triệu năm về trước. Loài ong có mặt ở khắp thế giới, ngoại trừ 2 vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Loài ong sống theo đàn, mỗi đàn có một con ong Chúa, ong thợ…. Mỗi con đều có những nhiệm vụ khác nhau, Ong mật là loài được Con người nuôi để khai thác lấy mật ….
Loài ong thường sống theo từng đàn, mỗi đàn có tới 10.000 đến 20.000 con. Có đàn nhiều nhất lên tới 40.000 đến 80.000 con, chúng thường xây tổ trong các hốc cây, bụi rậm, trong rừng hoặc đôi khi nó sống trong các hòm do con người làm ra cho nó ở.
Thực phẩm của con ong là các loại hoa, hương hoa cũng tác động đến loài ong. Ong mật sản xuất mật từ phấn cây mà chúng lấy mật. Ong chứa mật trong túi mật ở tổ chúng.
Thức ăn của ong chủ yếu là các loài hoa hay là hương hoa. Nhưng chúng cũng có thể ăn đường do con người đưa cho chúng. Các phấn hoa mang lại cho ong các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm và các khoáng chất cần thiết.
Ong sẽ đi kiếm hoa thu nhặt các phấn hoa và mật hoa. Trong quá trình bay đi kiếm ăn, ong vô tình mang đi những phấn hoa từ đóa này sang đóa khác từ đó tiếp tục chu kì tuần hoàn của hoa.

Đặc điểm hình dạng của con ong

Ong là một loài vật nhỏ bé, chúng có 4 cánh, 5 mắt và 6 cái chân. Toàn thân ong đều rất nhiều lông, màu sắc của ong thường là đen, nâu nhạt hay là vàng nhạt. Thân thể ong chia làm 3 phần khác nhau đó là đầu, ngực và bụng.
Ong Chúa có kích thước to lớn nhất, tiếp theo tới ong đực và ong thợ là nhỏ nhất. Tuy ong thợ nhỏ bé nhưng lại rất biết quản lý tổ ong của mình nhé.
Loài ong có thể phân biệt được màu vàng, xanh da trời và những tia hồng tím, nhưng riêng với màu đỏ chúng không phân biệt được.
Chú ong thợ là thành viên chăm chỉ và quen thuộc nhất đàn, chúng chiếm tới 99% dân số trong tổ. Các con ong thợ chủ yếu là con cái và chúng đảm nhận mọi vai trò trong tổ. Ong thợ được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy theo giai đoạn của cuộc đời.
Ong thợ chịu trách nhiệm về việc cho ấu trùng ăn, vệ sinh tổ, chăm sóc ong chúa, bảo vệ tổ hay là xây dựng tổ. Ong thợ có gai nên chúng là một đội quân bảo vệ hùng mạnh. Chúng tấn công bất cứ kẻ nào nếu giám làm hại đến tổ của chúng. Nếu bị mất gai đồng nghĩa với việc ong thợ sẽ bị lòi ruột và chết.
Ong đực có nhiệm vụ chính là giao phối cùng ong chúa. Nếu chúng giao phối với ong chúa thì sau khi giao phối xong chúng sẽ chết.

Quá trình giao phối và sinh sản, tự vệ của loài ong

Một tổ ong chỉ có một ong chúa, ong chúa có nhiệm vụ sinh sản. Ong chúa có thể sinh tới 1.500 quả trứng mỗi ngày, ong chúa chủ yếu sinh vào mùa xuân và màu hè. Ong chúa sẽ đẻ khoảng 1 triệu quả trứng trong khoảng 5 năm tuổi thọ.
Giai đoạn của ong gồm  giai đoạn: Trứng -> ấu trùng -> nhộng -> ong
Khi giao phối con ong đực sẽ chết, ong đực khi thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phân giao phối, bộ phận này sẽ được chuyển vào cơ thể ong chúa.
Đây là một biện pháp rất khác lạ giúp ngăn chặn các đợt giao phối khác. Nếu như ong chúa giao phối với con ong đực tiếp theo thì con chúa sẽ bỏ cơ quan sinh sản của ong đực trước và tiếp tục thụ thai.
Trứng ong rất nhỏ, màu trắng và có hình như trái lê. Sau 3 ngày trứng sẽ nở ra, mỗi ngày ong chúa sẽ đẻ 1 lần. Sau khi đẻ ong chúa sẽ bay đi ra ngoài hoang dã khoảng 1 tuần,  nó sẽ giao phối với 15 con ong đực trước 3 ngày khi về tổ để chuẩn bị đẻ trứng.
Khi cần một ong chúa mới, sẽ chọn một ấu trùng khỏe mạnh vừa mới nở và cho ấu trùng ăn sữa chúa, loại thức ăn đặc biệt. Loại sữa này giúp ấu trùng phát triển nhanh chóng để trở thành một ong chúa mới.
Một tổ ong luôn có những quân đội ong thợ thường xuyên xanh chừng cẩn thận. Loài ong sẽ trở nên hung dữ nếu như tổ của chúng bị đe dọa hay bị tấn công.
Chúng sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai dám động vào tổ của nó. Những chú ong sẽ tiết ra một chất hóa học để cảnh báo tới những con ong khác để chúng bay ra tổ ứng chiến với kẻ thù.

Tổ chức đời sống xã hội của con ong

Loài ong có thể bay nhanh với tần suất 24km/ giờ và vỗ cánh khoảng 11.000 lần trên 1 phút. Nếu như một tổ ong có quá nhiều dân số, ong chúa mới sinh sẽ được sống nhưng ong chúa mới này phải bay đi xa để có thể lập một tổ mới.
Loài ong rất đặc biệt, chúng khác với các loài côn trùng khá. Những con ong sẽ không ngủ đông mà chúng sẽ bám vào nhau thành một khối dày đặc to lớn trong tổ. Những con ong thợ phải bay khỏi tổ khoảng 2 đến 3km để tìm mật .
Loài ong thích sống trong không gian rỗng, có thể là thân cây rỗng. Ong sẽ tạo các ô lục giác nhỏ cho căn nhà của mình bằng sáp mật. Những cái hộp nhỏ nhỏ được gọi là tế bào, nơi đây chúng sẽ đựng trứng, mật ong hay là phấn hoa..
Với số lượng lớn dân số làm việc cùng nhau, một số kỹ năng giao tiếp tuyệt vời là cần thiết. Con ong giao tiếp theo hai cách – bằng hương thơm và khiêu vũ. Để cảnh báo cho các chị em về kẻ đột nhập, ong chúa giải phóng chất cảnh báo.
Ong rất thích dùng chất propolis để trám bất cứ lỗ hổng hay vết nứt nào xuất hiện trên tổ.
Ong sẽ tạo ra một chất Propolies( hay còn gọi là keo ong) để giữa cho tổ chắc chắn và chống lại kẻ thù. Propolies là sự kết hợp giữa mật ong và sáp ong, nhựa cây giúp chống nấm, chống virut hay chống vi khuẩn.
Nếu như một con ong phát hiện ra nơi nào có nhiều phấn hoa và mật hóa, chúng sẽ quay về tổ và nhảy một điệu nhảy như để thông báo cho đàn của nó biết tới nơi nó tìm thấy.

Giá trị loài ong đối với con người

Loài ong đối với con người có rất nhiều lợi ích, mỗi năm tại nước Mỹ. Nhờ có ong mà đất nước này thu về 10 tỷ đô trong việc gieo trồng cây nông nghiệp.
Những lợi ích của con ong đối với con người rất lớn. Con người dùng con ong, ấu trùng con, hay mật ong, phấn hoa, keo ong để tạo ra những sản phẩm bổ dưỡng tự nhiên. Mật ong có tác dụng đối với sức khỏe và trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *