Con trâu là loài vật đã gắn bó với người dân Việt nam trong suốt mấy trăm năm. Với hình ảnh con vật cắm cúi cày cấy, chăm chỉ làm việc mà không mệt nghỉ.
Con Trâu tên tiếng anh là Buffalo
Phân loại và thức ăn của con trâu
Nó thuộc loài động vật họ Bovidae. Loài trâu phân ra thành 2 loài sống ở 2 nơi chính đó là Châu Âu và Châu Á. Họ Bovidae được biết đến từ các mẫu hóa thạch từ Tiền Miocen, xuất hiện khoảng 20 triệu năm về trước.
Loài trâu ở Việt Nam có tổ tiên là trâu rừng đầm lầy thuần hóa. Trâu nhà có tổ tiên là loài trâu rừng. Chúng sinh ra ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới, hiện nay vẫn còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Người nông dân săn bắt trâu, rồi thuần hóa chúng để làm giúp nhiều công việc đồng áng.
Con trâu có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt. Có sức chịu với bệnh tật cũng như có thể sống tốt trong điều kiện khó khăn.
Thức ăn của con trâu chủ yếu là cỏ trên các cánh đồng hay là các cây cỏ khô như cây lạc, cây lúa…
Những điểm thú vị về con trâu
- Nó là loài động vật nhai lại
- Con trâu là loài động vật dạ dày có 4 túi
- Là động vật đơn thai
- Loài trâu là loài động vật gặm cỏ
Đặc điểm
Con trâu trưởng thành có cân nặng khoảng từ 300 đến 700kg. Riêng loài trâu rừng thì có kích thước lớn hơn rất nhiều. Trung bình con đực có cân nặng khoảng 600 – 700kg còn con cái có cân nặng khoảng 300 đến 500kg. Chiều cao của chúng khoảng từ 1,3 đến 1,8 m.
Trâu có lớp da dày và đen bóng với bộ lông mao bao phủ lấy toàn thân. Đuôi trâu dài và hay phe phẩy qua lại để đuổi ruồi muỗi. Hai tai dài và thính, giúp nó có thể nghe được mọi thứ.
Trâu có một căp sừng rất dài, uốn cong theo hình lưỡi liềm. Sừng giúp trâu phòng ngự cũng như tấn công lại kẻ thù. Trâu có điểm đặc biệt là chúng không có hàm răng trên, điều này có thể lý giải vì sao trâu phải nhai lại thức ăn. Mà chúng ta thường nghe trong câu chuyện cổ tích Việt Nam : “Trí Khôn Của Ta Đây”.
Cơ thể trâu rất lớn, kèm theo 4 cặp chân mạnh khỏe. Điều đó giúp chúng có sức mạnh để giúp những người nông dân cày cấy. Chúng có tư thế ngủ rất là lạ, khi ngủ 2 chân trước gập vào trong, để đầu ghé lên ngủ.
Khả năng sinh trưởng của loài trâu
Mỗi năm trâu chỉ đẻ từ 1 đến 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Trâu mẹ cũng nuôi con bằng sữa của mình. Trâu con được gọi là nghé, khi mới sinh ra khoảng mấy giờ, nghé con đã có thể đứng thẳng. Vài ngày sau nghé con có thể mở mắt và đi theo trâu mẹ.
Nghé con lớn rất nhanh, nghé sinh ra chưa có sừng. Khoảng một thời gian sau sừng của nghé con mới nhú dần ra.
Tốc độ sinh trưởng của loài trâu phải tùy thuộc vào giống nòi, chế độ nuôi dưỡng cũng như điều kiện chăm sóc.
Con trâu tùy từng giai đoạn trưởng thành mà có cân nặng khác nhau, lúc sơ sinh trâu có cân nặng từ 20 đến 25kg. Lúc 1 năm tuổi có cân nặng 120 đến 140kg, đến 2 năm tuổi đạt từ 200 đến 220kg.
Bắt đầu từ 2 năm tuổi trâu sẽ được người nông dân huấn luyện cách kéo gỗ, cày cấy. Thời điểm này cũng thích hợp để vỗ béo lấy thịt.
Nếu nuôi dưỡng con trâu béo tốt thì chúng có cân nặng trên 400kg. Tuy nhiên hiện nay người dân vẫn chưa biết cách vỗ béo trâu đúng cách.
Tầm quan trọng của loài trâu đối với con người
Người dân Việt Nam ta có câu “ Con trâu là đầu cơ nghiêp” thể hiện tầm quan trọng của con trâu. Đây là một loài vật có ích, người bạn của nông dân.
Thời xưa khi đời sống chưa phát triển, con trâu sẽ giúp người nông dân làm những công việc nặng nhọc, làm ra hạt lúa, hạt gạo, giúp người dân trồng lúa trồng hóa màu.
Thịt trâu rất tốt đối với cơ thể con người. Thịt trâu chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, thịt trâu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài ra sữa trâu cũng rất có ích, mỗi con trâu có thể sản xuất ra từ 400 đến 500 lít sữa.
Da trâu cũng khá có ích, nó giúp sản xuất ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách hay có thể làm trống. Sừng trâu được dùng làm tù, cũng như đồ thủ công mỹ nghệ nữa. Phân trâu là phân bón tốt giúp cây trồng có thể phát triển hơn.
Việt Nam nổi tiếng với những cánh đồng lúa vàng óng, những thẳng cánh cò bay và đặc biệt những con trâu trở thành báu vật đối với người nông dân. Chúng ta phải cùng nhau gìn giữ loài trâu, một biểu tượng văn hóa truyền thống.