Con tê giác: Tổng hợp những kiến thức cần biết

Con Tê giác là một trong những loài vật được săn lùng nhất thế thới, nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Vậy vì sao lại như thế? Cùng tìm hiểu với VITINFO nhé.
Con tê giác có tên tiếng anh là Rhino.

Phân loại con tê giác và thức ăn của con tê giác

Chúng thuộc loài động vật nằm trong 5 chi còn sống sót của họ Rhinocerotidae. Tất cả 5 chi trong đó đều có nguồn gốc ở Châu Phi hay Châu Á.
Các loài động vật giống với tê giác đã xuất hiện lần đầu tiên trong Eocen (34-56 triệu năm trước) và vào cuối thời kỳ thế Miocen (5,3-23 triệu năm trước). Chúng tồn tại nhiều loài khác nhau.
Tê giác có đặc trưng nổi bật là lớp da bảo vệ của chúng được làm từ các lớp chất keo kèm với độ dày cực kỳ bền chắc 4inch. Hiện này trên thế giới nổi bật nhất là 5 loài tê giác này:
Tê giác trắng: Chúng thường sống tập trung ở miền nam Châu Phi. Chúng có đôi môi hơi có dáng hình vuông và một cái bướu ở phía sau cổ. Hiện đang có số lượng khoảng 20.000 con sinh sống.
Tê giác Sumata: Chúng thường hay sống tập trung ở Đông Nam Á, loài này có 2 sừng và có nhiều lông nhất. Hiện nay tê giác Sumata có khoảng 200 con. Chúng đang bị giết hại quá nhiều mà tê giác Sumata đang rơi vào tình trạng cực kỳ quý hiếm trong sách đỏ của Liên Minh Bảo Tồn Quốc Tế.
Tê giác Ấn Độ: Hay được gọi với cái tên tê giác sừng lớn. Chúng thường sống ở các vùng đồi thấp dưới chân núi Himalay thuộc Nepal và ở Ấn Độ.
Khi chúng trưởng thành, tê giác sẽ có chiều dài toàn thân khoảng 3,5m. Tê giác có da gồ ghề, được nối ghép lại với nhau. Tới nay còn có khoảng 2000 con sống trong môi trường thiên nhiên.
Tê giác đen: có nhiều tại Đông Châu Phi và Trung châu phi này. Loài này hiện nay có khoảng 4000 con. Đôi môi của chúng khá là nhọn, da của chúng màu hơi ngả nâu đen. Tê giác đen sinh nở rất ít và thường bị con người săn lùng nên nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao.
Tê giác Java: Đây là loài tê giác 1 sừng và chiều dài của sừng khoảng 20cm, chiều dài toàn cơ thể của nó khoảng 3m. Hiện nay loài tê giác Java chỉ còn 40 con sống tại vườn quốc gia nhỏ ở Indonesia.
Loài tê giác này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1787. Khi loài vật này bị bắn chết tại Java nhà khoa học người đức Petrus Camper (mất năm 1789) đã xem loài tê giác này là một loài riêng biệt.
Thức ăn của tê giác chính là lá cây, cỏ và một số trái cây chín đã rụng.

Đặc điểm của con tê giác

Đặc trưng dễ dàng phận biệt nhất của loài tê giác là chiếc sừng lớn trên mũi. Sừng tê giác to, nhọn và có chiều dài khoảng từ 10 đến 20 cm. Sừng tê giác có thành phần cấu tạo bao gồm keratin tương tự với tóc và móng tay của con người.
Toàn thân con tê giác được bao phủ một lớp da từ chất keo với độ dính dày như một chiếc áo giáp giúp chúng bảo vệ cơ thể .
Sừng tê giác được sử dụng trong y học cổ truyền của Châu Á( chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam) và thường được dùng làm đồ trang sức ( làm dao găm) ở Oman , Yemen.
Nhiều người tại Đông Nam Á tin rằng nếu mài sừng tê giác với nước hay rượu để uống thì sẽ có thể chữa bệnh. Chiếc sừng nhọn dùng để tăng sức mạnh cũng chính chiếc sừng đó khiến chúng bị con người săn bắn rất dữ dội.

Quá trình sinh sản và trưởng thành của tê giác

Loài tê giác cũng giống với các loài động vật khác, khi mùa mưa bắt đầu thì chúng sẽ đi giao phối. Sau khoảng 15 tháng mang thai, con tê giác con sẽ được sinh ra. Khi chúng mới sinh có trọng lượng khoảng 30kg, sau 3 ngày chúng có thể chạy theo tê giác mẹ.
Khi chúng trưởng thành thì có cân nặng khác nhau nhưng trung bình có trọng lượng từ 450kg đến 1370kg.

Thực trạng các loài tê giác hiện nay

Toàn bộ số lượng tê giác trên thế giới hiện nay đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do bị săn bắn và nạn phá rừng ngày một tăng cao. Chúng bị săn lùng bởi những lợi ích quý giá mà chúng mang lại.
Cơ thể chúng là một dược liệu quý hiếm giúp chữa động kinh, co giật….Nhiều người còn cho rằng sừng của tê giác có chức năng giúp đàn ông tăng cao khả năng chăn gối.
Không những thế, phân và nước tiểu của loài tê giác có tác dụng khử mùi hôi trong môi trường, tốt với thảm thực vật. Chúng còn là một dược liệu quý, nhiều động vật sẽ liếm nước tiểu và ăn phân của tê giác để có thể chữa bệnh.
Để cứu loài tê giác còn sót lại trên trái đất nhiều tổ chức bảo vệ động vật thiên nhiên đã vào cuộc. Tuy rằng rất khó khăn nhưng chúng ta phải làm để bảo vệ chúng. Hy vọng khi bạn đọc bài viết này hãy cùng chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *