Sỏi thận chính là đường tiết niệu có vấn đề và bệnh này rất phổ biến trong xã hội hiện nay, bỏ túi ngay cách chữa sỏi thận này nhé.
Nếu như không được chữa trị kịp thời chứng sỏi thận không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu, mà còn có khả năng để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Cùng VITINFO tìm hiểu nhé.
Bệnh sỏi thận là gì
Đây là kết quả của việc một số chất hòa tan trong nước tiểu bị tích tụ lâu ngày, tạo thành những viên sỏi.
Sỏi sẽ có thể hình thành ở rất nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như niệu quản, bàng quang, thận…
Sỏi thận cũng có rất nhiều loại, nhưng các bệnh nhân hay gặp nhất là sỏi caxi, còn sỏi acid uric và sỏi cystin thì rất ít khi gặp phải.
Dấu hiệu bệnh
Trằn Trọc
Trường hợp thận bạn đang có sỏi, các viên sỏi sẽ gây ra cảm giác khó chịu như đau mỏi, và bạn sẽ đứng không yên mà ngồi cũng không xong. Đồng thời xoay trở liên tục để tìm một thư thế có thể thoải mái nhất.
Các triệu chứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng trong công việc lẫn giấc ngủ của bạn.
Đi tiểu nhiều lần
Nếu bị sỏi thận các bạn sẽ cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều lần trong một ngày.
Nếu như viên sỏi nằm ở vị trí cuối niệu quản đầu bàng quang, hay là nằm ở cổ bàng quang thì bệnh nhân sẽ thường xuyên muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đi chỉ được một lượng nhỏ mà thôi.
Nguyên nhân là do viên sỏi kích thích, làm cho cơ trơn bàng quang bị co thắt, tạo ra cảm giác buồn tiểu giả.
Đau âm ỉ, căng tức thắt lưng
Nếu thỉnh thoảng vùng thắt lưng, hong xuất hiện các cơn đau âm ỉ thì rất có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở vị trí bể thận. Còn trường hợp sỏi nhỏ ở niệu quản kèm đau và bí đái thì có thể bạn đã bị sỏi lọt ra niệu đạo hoặc là ở cổ bàng quang.
Ngoài ra đau khi thay đổi tư thế đột ngột hay ngồi lâu thì có thể sỏi thận đã phát triển thành những viên với kích thước to và gây ra áp lực lên các vùng mô xung quanh.
Đau dữ dội, đau thắt lưng, bụng
Đau thắt lưng chính là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận
Cơn đau quặn xuất phát từ thắt lưng, qua hong, lan rộng xuống bụng và vùng háng. Là dấu hiệu sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống dưới niệu quản, tăng áp lực trong lòng niệu quản, cuối cùng là dẫn đến hiện tượng đau quặn theo từng cơn.
Buồn nôn hoặc nôn
Hai triệu chứng này diễn ra khi đường tiêu hóa và thận có chung một đường truyền tín hiệu. Cho nên, các viên sỏi trong thận sẽ kích hoạt một số dây thần kinh trong đường tiêu hóa, dẫn đến việc dạ dày bị co thắt, khó chịu.
Đi tiểu ra máu
Khi sỏi làm cho niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương thì chúng sẽ bị chảy máu. Nên đi tiểu ra máu tức là nước tiểu sẽ có màu nâu hoặc là màu hồng.
Sốt và ớn lạnh
Biểu hiện ớn lạnh, sốt, run rẩy toàn thân cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng ở một phần nào đó của đường tiết niệu hoặc là thận. Đây được xem là một trong số những biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra.
Nước tiểu đục
Nước tiểu đục chứng tỏ thận không làm việc tốt
Nếu xuất hiện dấu hiệu này thì có nghĩa là bạn đang có sỏi hoặc là nằm trong nhóm đối tượng rất dễ có sỏi ở thận-tiết niệu.
Nước tiểu không trong mà đục, có thể là do chúng có quá nhiều chất cặn lắng đọng, hoặc đã bị viêm đường tiết niệu.
Lưu ý: Nước tiểu có cặn thông thường sẽ không có mùi hôi, còn có cặn kèm mùi hôi khó chịu thì bạn đã bị viêm đường tiết niệu.
Đau, rát khi đi tiểu, tiểu gắt
Sỏi nếu rơi xuống niệu quản hoặc là từ bàng quang ra niệu đạo sẽ làm cho đường dẫn tiểu bị tắc, dẫn đến tiểu buốt, khó tiểu.
Ngoài ra sẽ gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu nếu viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo.
Sưng vùng thận
Bệnh nhân vào giai đoạn nặng sẽ xuất hiện trường hợp bị sưng thận. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường vùng bụng chứa thận, khu vực xung quanh bụng cùng háng bị sưng to.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không
Sỏi thận là một căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Nhẹ sẽ rối loạn tiểu tiện, đau vùng thắt lưng, nặng thì sỏi sẽ rơi xuống niệu quản và bệnh nhân sẽ phải đối mặt với:
- Vỡ thận: Khi sỏi thận được hình thành quá nhiều sẽ tạo ra áp lực tác động trực tiếp vào vách thận, và đe dọa đến tình mạng của bệnh nhân.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các chất dơ không được thải hết ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành sỏi trong thận, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong đường tiết niệu sinh sôi phát triển .
- Suy thận: Sỏi làm đường tiểu bị tắc, dẫn tới tình trạng thận bị ứ nước, nếu không chữa trị thì sau 1 thời gian dài sẽ khiến mô thận bị hoại tử rồi gây ra suy thận. Khi thận bị yếu nghiêm trọng, bệnh nhân chỉ có thể duy trì mạng sống bằng cách ghép thận hoặc là chạy thận.
Nguyên nhân sỏi thận
Mất ngủ
Thức khuya gây nhiều căn bệnh, trong đó có sỏi thận
Khi các bạn ngủ vào buổi tối, thận sẽ tự tái tạo lại những tổn thương. Nhưng nếu bạn có thói quen ngủ quá muộn hoặc bị mất ngủ, chức năng này sẽ không được thực hiện, nếu giữ thói quen này trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau về thận, trong số đó có sỏi thận.
Nhịn tiểu thường xuyên
Thường xuyên nhịn tiểu khiến cho các chất cặn , canxi không được đào thải hết ra bên ngoài cơ thể, tích tụ lâu dần sẽ tạo thành sỏi.
Không ăn sáng – Nguyên nhân sỏi thận
Bỏ qua bữa ăn sáng mỗi ngày sẽ làm cho mật không thể bài tiết dịch, giúp ích cho hệ tiêu hóa làm việc, dịch mật tích tụ quá nhiều sẽ hình thành các viên sỏi trong thận.
Không uống đủ nước
Uống ít nước là nguyên nhân chính nhiều người mắc phải
Uống quá ít nước trong ngày sẽ làm cho lượng nước tiểu ít hơn, đậm đặc hơn, nồng độ tinh thể tăng cao và kết quả là tạo ra sỏi ở thận.
Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, muối là nguyên nhân làm cho thận phải gia tăng bài tiết canxi, giảm bài tiết citrat niệu, giảm pH nước tiểu, từ đó sẽ tạo tiền đề cho sỏi thận hình thành.
Chữa sỏi thận theo cách dân gian
Dùng đu đủ
Chữa sỏi thận bằng đu đủ là một phương pháp rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, hiệu quả cao
Các bạn hãy tìm mua những quả đu đủ còn xanh, bởi vì chúng sẽ có rất nhiều nhựa, là thành phần quan trọng của bài thuốc này. Và chọn quả đu đủ từ 400-600gr là thích hợp.
Cách làm: Rửa thật sạch quả đu đủ bằng nước muối pha loãng, dùng dao cắt bỏ đầu và đuôi rồi moi hết ruột, hạt bỏ đi. Giữ nguyên vỏ cùng nhựa, cho vào một cái nồi, đun cách thủy trong thời gian 30 phút, đu đủ chín có thể dùng cùng muối hoặc đường cho dễ ăn.
Để không ảnh hưởng tới dạ dày nên dùng sau khi đã ăn no, mỗi ngày ăn 1 quả.
Trường hợp sỏi thận nhỏ dưới 10mm thì ăn liên tục trong 7 ngày là 7 quả. Còn sỏi to trên 10mm thì phải ăn nhiều hơn và kiên trì ăn đều đặn.
Dùng chuối hột
Chuối hột mang lại hiệu quả trị sỏi thận
Chuẩn bị trái chuối hột chín, rồi tách lấy hạt, mang phơi thật khô, bắt lên chảo rang, và tán thành bột mịn.
Mỗi ngày uống 1 thìa cà phê bột hột chuối hòa tan với nước, uống từ 2-3 lần, đều đặn liên tục từ 10-20 ngày những viên sỏi trong thận sẽ tiêu tan.
Các bạn cũng có thể rang vàng 1 nắm hạt chuối hột, rồi sắc với 3 chén nước, uống mỗi ngày cũng sẽ có tác dụng.
Dùng dứa nướng
Phương pháp này đã được khá nhiều bệnh nhân áp dụng và đạt được hiệu quả như mong muốn là đào thải hết sỏi ra khỏi cơ thể.
Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần mua một quả dứa rồi rửa sạch, khoét 1 lỗ trên quả dứa và nhồi phèn chua vào, kế tiếp mang quả dứa đi nướng chín. Sau đó vắt lấy nước dứa uống mỗi ngày.
Ngoài ra các bạn cũng có thể hấp cách thủy quả dứa cùng phèn chua, rồi gọt bỏ phần vỏ, ăn hết nước lẫn cái.
Dùng hoa dâm bụt
Chuẩn bị: 1 cục phèn chua nhỏ(cỡ đầu ngón tay), 9 bông hoa dâm bụt
Cách thực hiện: Hoa dâm bụt rửa bằng nước muối pha loãng cho thật sạch, ngắt bỏ cuống hoa, cho tất cả vào 1 bát nước cùng với đường phèn.
Mang chưng cách thủy, khi nào nước sôi được khoảng 1 phút thì tắt bếp, ăn hết nước lẫn hoa, mỗi ngày ăn 1 lần.
Hoặc có thể đơn giản hơn, dùng chày nghiền nát hoa dâm bụt cùng với một ít muối. Sau đó cho vào một ít nước lọc, rồi vắt lấy nước bỏ xác. Mỗi ngày đều đặn uống 2 lần, kiên trì trong vòng 15 ngày sẽ thấy kết quả.
Dùng rau ngò gai
Rau ngò gai không chỉ là một gia vị không thể thiếu của các bà nội trợ mà còn có thể bánh bay sỏi thận
Cách thực hiện: Hơ 1 nắm ngò gai với lửa cho héo lại, rồi sắc với 3 chén nước, cho tới khi nào thấy chỉ còn 2 phần nước là có thể tắt bếp.
Chia thuốc ra 3 phần, uống trong 3 buổi, sáng, trưa, chiều.
Theo như lời của ông bà dạy thì nữ nên uống liên tục trong 9 ngày, còn nam thì uống liên tục trong 7 ngày sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Các hạt sỏi trong thận sẽ teo nhỏ lại và bị tống ra ngoài theo đường tiểu.
Hoa hướng dương
Nếu bạn mắc chứng sỏi đường tiết niệu, hoặc là sỏi thận thì hãy thực hiện theo bài thuốc dưới đây, sỏi sẽ nhanh chóng bị đánh tan.
Chuẩn bị 1mét lõi thân cây hướng dương, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng. Cho thân cây hướng dương vào nồi, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một lần.
Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc này:
Chuẩn bị 60cm lõi thân cùng với cành của hoa hướng dương, cộng với 60g rễ rau cần cạn. Cho vào nồi, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một lần, kiên trì uống đều đặn cho tới khi nào hết bệnh thì có thể ngưng.
==>> Xem thêm bài viết ý nghĩa hoa hướng dương
Dùng lá trầu bà
Chuẩn bị 5-10 lá trầu bà, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, cho vào nồi cùng với 3 chén nước, sắc cho tới khi nào còn lại 1 chén thì tắt bếp.
Thực hiện và uống liên tục trong thời gian 10 ngày, các hạt sỏi trong thận sẽ tiêu hết. Ngoài ra các bạn cũng có thể thỉnh thoảng uống nước này để sỏi không bị tái phát lại nữa.
Dùng rau ngổ
Cây rau ngổ có nhiều công dụng tốt với sức khỏe
Trong Đông y thì cây rau ngổ là một vị thuốc thanh nhiệt, tiêu độc, giải khát, giảm đau, trừ viêm…và cả chữa sỏi thận.
Cách thực hiện: Rửa sạch rau ngổ với nước muối pha loãng, rồi dùng chày nhã nhuyễn, cho vào 1 ít muối, vắt lấy nước bỏ xác. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và chiều, uống trong vòng 7 ngày.
Ngoài ra các bạn cũng có thể xay nhuyễn 50-100g rau ngổ, lọc bỏ xác, hòa nước cốt rau ngổ với 2 chén nước. Đun sôi khoảng thời gian 20 phút là có thể uống, uống từ 15-30 ngày sẽ có hiệu quả.
Dùng rau om
Rửa sạch 1 nắm rau om với nước muối pha loãng, dùng chày giã nhuyễn, thêm 2/3 chén nước rồi lọc lấy nước cốt.
Chặt cây chuối hột, khoét 1 lỗ trên thân cây rồi rót nước cốt rau om vào và bịt lỗ trên cây chuối hột lại, để nguyên đêm.
Ngày hôm sau, lấy nước cốt rau om ra cho vào một cái chai, chia ra uống 3 lần trong ngày.
Nếu đau nhiều, sỏi to thì chặt uống khoảng 5 cây, bệnh sẽ giảm, bài thuốc này sử dụng khi tiểu khó, sạn thận, đau nhức.
Dầu ô liu và quả chanh
Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân có sỏi nhỏ dưới 10mm.
Vắt nước khoảng 6-7 quả chanh, hòa đều cùng với 6-7 muỗng dầu ô liu, kế tiếp cho thêm 3-4 bát nước lọc vào, khuấy đều là có thể uống.
Sau khi đã uống vào được 3-4 tiếng thì đi tiểu vào trong bô, để lắng, nếu thấy dưới đáy bô có cặn trắng thì có nghĩa là sỏi đang tan ra và bắt đầu đào thải ra ngoài.
Lá dâu tằm
Tìm mua lá dâu tằm non, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, cho vào rổ để ráo nước, dùng chày nhã nhuyễn, lọc bỏ xác lấy nước cốt rồi uống.
Hoặc cũng có thể sao vàng lá dâu tằm già, rồi sắc uống, cũng sẽ giúp đánh bay sỏi thận.
Quả sung
Sung là một bài thuốc chữa sỏi thận vô cùng hiệu quả, nhưng ít ai biết tới công dụng của nó.
Chọn những quả sung không quá non, cũng không quá già, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, cắt thành từng lát mỏng rồi sau đó phơi khô hoặc là sấy khô.
Sao vàng các lát sung, rồi nấu lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 200gr.
Vỏ sầu riêng và lá mã đề
Vỏ quả sầu riêng rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, phơi khô, sao vàng, rồi sắc cùng với lá mã đề để uống.
Chỉ cần sử dụng 7 lần sẽ giúp đập tan sỏi và đẩy hết sạn thận ra ngoài thông qua đường tiểu.
Cây râu mèo
Một trong số những cây thuốc nam có tác dụng chữa sỏi thận là cây râu mèo. Loại cây này mọc hoang ở khá nhiều nơi, nên cũng rất dễ tìm.
Nấu 30-50g cây râu mèo cùng với nửa lít nước, mỗi ngày uống 2 lần khi còn ấm, uống trước khi bắt đầu ăn từ 20-30 phút. Kiên trì suốt 8 ngày, sau đó ngưng 2-4 ngày, rồi lại tiếp tục lặp lại quy trình.
==>> Xem thêm Nguyên nhân và cách trị ho dứt điểm một cách nhanh nhất
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách chữa sỏi thận bằng nguyên liệu sẵn có ngay tại nhà rồi, chúc các bạn mau chóng đẩy lùi căn bệnh này.