Tổng hợp kiến thức về Chim Chào Mào

Chim Chào Mào – Một trong những loài chim hót hay được giới chơi chim yêu thích. Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul
Tên khoa học Pycnonotus jocosus

Phân loại và thức ăn

Chúng là một thành viên trong bộ chim sẻ biết hót, có kích thước nhỏ. Loài vật nhỏ bé này chủ yếu sinh sống chủ yếu tại Châu Phi và các vùng nhiệt đới ở Châu Á. Họ Chào mào có tới 149 loài và 28 chi khác nhau.
Giọng hát của chúng thường phát ra từ 1 đến 4 âm tiết. Chúng rất dễ phân biệt, chào mào có một chiếc mào dễ thấy, hai má lông trắng. Phía trên lông trắng có nhiều điểm màu đỏ nên chúng có tên gọi khác: Hoành hạch mồng, chóp mào…. Nhưng tên được nhiều người sử dụng nhất là chim Chào mào.
Thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng và các loại hoa quả.

Đặc điểm và tập tính

Sống theo bầy đàn, một bầy đàn rất đông khoảng từ 10 đến 30 con. Tổ chim của chúng có hình cốc. Chúng làm tổ trên các cành cây và thường sinh sống ở các khu vực có nhiều cây, bụi rậm nhưng không phải ở rừng rậm.
Thông thường, có rất nhiều chim chào mào ( khoảng hàng trăm con) sẽ ngủ trên một ngọn cây cao. Những nhánh cây này khi chim đậu mà sẽ đong đưa lên xuống.
Chim cái thường nhỏ hơn chim đực. Chúng hiền lành, khá rụt rè và ít nhảy nhót hơn so với chim đực.
Loài chim này có giọng hót rất hay và dễ nghe. Nếu sáng sớm chúng ta nghe thấy tiếng chim hót thì đó chính là giọng hót của nó đấy. Tuổi thọ trung bình của chào mào là khoảng 11 năm tuổi.
Có vẻ bề ngoài đặc biệt, có chiếc mào đen, má trắng. Lưng có lông màu nâu, màu đỏ ở phía dưới lông đuôi và có một cái đuôi màu trắng có đầu khá dài.
Con chim đực và chim cái có bộ lông giống nhau nhưng chim non thì có màu nhạt với 1 hình khá giống vương miện màu đen xám.
Chim chào mào giống với những loài chim khác, chúng cũng có mùa thay lông. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bộ lông cũ của nó có biểu hiện khô, xơ xác và dễ thấm nước.
Chúng sẽ rụng một vài cọng lông cánh, lông đuôi, chim sẽ rỉa lông, rỉa cánh bởi vì cảm thấy ngứa.

Đặc tính sinh sản

Mùa sinh sản của chào mào thường diễn ra từ tháng 12 đến giữa tháng 5. Mỗi cặp chim có thể sinh đẻ được 2 lần trong 1 năm.
Những hành động ve vãn, mời gọi bạn tình của chúng thể hiện qua việc cúi đầu xuống, rũ cánh xuống hay đuôi nhâm nhấp lên.
Chúng thường làm tổ ở trên cành cây để sinh đẻ. Tổ của chúng thường được làm từ rễ cây, cỏ, vỏ cây hay các túi ni lông, giấy….Mỗi tổ sẽ có từ 2 đến 4 quả trứng, trứng của chúng có màu cà và xuất hiện nhiều đốm nâu nhạt.
Mỗi quả trứng có kích thước khoảng 20mm, chiều rộng khoảng 15mm. Sau khoảng 2 tuần trứng sẽ nở ra, cả chim bố và chim mẹ sẽ thay phiên nhau nuôi con.
Hằng ngày chim chào mào bố mẹ sẽ đi tìm thức ăn, thức ăn của chim non chủ yếu là sâu bướm. Chim bố mẹ sẽ mớm cho chim con ăn đến khi chúng trưởng thành.
Trứng của chào mào là món ăn khoái khẩu của chuột lang và quạ. Nếu tổ chúng bị tấn công thì chim mẹ sẽ giả vờ mình bị thương hoặc giả chết giữ con để có thể đánh lừa kẻ thù.
Giọng hót của chào mào thì không cần phải bàn rồi vừa thánh thót, lại vừa êm tai. Bài viết trên đây đã chỉ ra những đặc điểm, tập tính của loài chim đáng yêu này. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *