Bạn đã biết thơm ngon để đãi khách dịp Tết chưa ?. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện để gia đình bạn có một cái Tết ấm cúng.
Mỗi dịp xuân về, mỗi nhà lại quây quần bên nhau sum họp đoàn tụ. Và cứ mỗi dịp này, cả gia đình miền bác và miền nam lại tụ họp nấu nướng.
Làm sao dể ngày tết có những món ngon đặc biệt khác ngày thường? Làm sao để cái tết trọn vẹn niềm vui? Và dĩ nhiên, món giò thủ là món ăn không thể thiếu khi các gia đình chọn lựa. Cùng xem hướng dẫn nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm giò thủ tại nhà:
- 300 gr thịt chân giò đã rút xương. bạn có thể lấy chân trước hay sau đều được nhé!
- 100 gr nấm hương, lấy loại nhỏ cho mềm và ngon
- 500 gr lỗ tai heo cắt mỏng
- 2 củ hành tím
- 500 gr lưỡi heo
- 50 gr nấm mèo
- Gia vị: hạt tiêu, hành, nước mắm, hạt nên
- Nếu bạn thích gói bằng lá chuối thì nhớ chuẩn bị lá chuối và dây nilon hoặc dây lạt
- Một số người không dùng lá chuối có thể thay thế bằng chai nhựa.
- Khuôn đúc inox.
Cách làm giò lụa thủ công, giò thủ bằng khuôn
Bước 1: sơ chế nguyên vật liệu để làm giò
- Rửa sạch lá chuối, sau đó lấy khăn sạch lau sạch và phơi khô.
- Bóc vỏ hành tím, rửa sạch và cắt nhỏ, đập dập nhuyễn.
- Ngâm nấm mèo trong nước cho nở ra hoàn toàn khoảng 10 phút. Sau 10 phút thì rửa sạch lại và cắt bỏ phần chân, tiếp đó xắt nấm mèo thành sợ nhỏ, để riêng.
- Rửa khuôn bằng inox thật sạch và phơi khô, lau hết các nước đọng trên khuôn.
- Đem ngâm nấm hương khoảng 3 phút trong nước nóng. Sau 3 phút thì vớt ra, cắt bỏ phần chân bị đen, rửa sạch lại lần nữa và cắt nhỏ.
Bước 2: làm thịt và ướp thịt da heo
- Pha nước muối loãng, cho tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò vào rửa sạch
- Sau khi rửa với nước muối, cho tất cả tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò vào nồi luộc sơ. Cho thêm 1 muỗng giấm và 1 muỗng muối vào nước luộc trong khi đang luộc.
- Luộc đến khi nước vừa sôi thì nhấc nồi xuống, tắt bếp. Cho tất cả thịt heo, tai heo, lưỡi heo vào thau nước lạnh để ngâm, tránh cho các nguyên liệu không bị thâm sau khi luộc.
- Tiếp đến, cắt nhỏ thịt heo thành miếng vừa ăn. Cho 1/2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu và 1 muỗng hành tím băm nhỏ vào thịt. Trộn đều hỗn hợp để ướp, khoảng thời gian khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị. Nếu muốn bạn có thể ướp lâu hơn nhưng đừng quá lâu, kẻo thịt sẽ bị mặn.
Bước 3: xào thịt
- Sau khi đã sơ chế tất cả nguyên nhiên liệu, ta bắt đầu công đoạn xào thịt. Đầu tiên, ta bật bếp để làm nóng chảo. Tráng đều mặt chảo 1 muỗng dầu ăn.
- Khi dầu đã bắt đầu sôi, cho khoảng 1 muỗng hành tím băm nhỏ vào phi cho thơm.
- Hành được phi thơm dậy mùi thì cho tất cả hỗn hợp thịt heo đã ướp vào đảo đều tay, xào lên.
- Trong lúc đảo, cho thêm 1/2 muỗng nước mắm và 1/2 muỗng hạt nêm vào chảo. Sau đó tiếp tục đảo đều cho thịt chín và ngấm gia vị đều. Nếu gia đình bạn ăn khẩu vị hơi mặn hoặc nhạt hơn, bạn có thể nêm mếm thêm cho phù hợp. Mỗi thành viên trong gia đình có một khẩu vị khác nhau. Cần dung hòa để món ăn vừa miệng.
- Khi thịt heo có hiện tượng săn lại, bạn cho các nguyên liệu còn lại vào và bắt đầu đun. Để lửa bếp vừa, bạn đun hỗn hợp cho đến khi nấm mèo và nấm hương thấm gia vị, thịt heo ra thêm mỡ thì tắt bếp.
Lưu ý: khi bạn đun, cần chú ý lửa để thịt không quá chín. Nếu thịt chín quá sẽ làm mất đi độ béo, giò thành phẩm sẽ bị khô cứng không ngon.
Bước 4: gói giò thủ ngon đúng điệu
- Dọn sẵn lá chuối để khi thịt chín thì tiến hành gói.
- Cho thịt chín vào lá chuối, dùng dây lạt hoặc nilon đã chuẩn bị để cột chặt giò. Bạn phải định hình trước khi cột để cây giò không bị móp méo.
- Sau khi gói, bạn cho cây giò vào khuôn inox và nén giò thật chặt xuống bằng chày. Đây là cách bảo quản giò được lâu và cần thiết để giò ngon.
- Lưu ý là để việc gói giò nhanh và dễ dàng, bạn nên hơ lá chuối qua lửa nhỏ để lá mềm. Khi thịt được vớt từ chảo còn nóng hổi, bạn trải đều lên lá chuối và gói nhanh, buộc lạt hoặc dây nilon thật chắc.
Mẹo nhỏ dành cho bạn khi làm món giò thủ:
- Nếu không dùng lá chuối thì bạn nên dùng chai nhựa để gói. Nhớ là chai nhựa phải được rửa sạch và cắt phần đầu nhỏ bỏ đi. Nếu chai không sạch sẽ làm hỏng giò của bạn.
- Bạn sẽ không cần dùng khuôn để nén giò nếu sử dụng chai nhựa để gói giò. Tuy nhiên, thực phẩm ăn uống mà để vào những đồ đựng bằng nhựa sẽ không đảm bảo được an toàn sức khỏe. Thế nên, bạn hạn chế sủ dụng cách này nha.
- Khi đã hoàn thành các cây giò đã gói, bạn có thể chờ giò nguội và cho vào tủ mát bảo quản. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy ra, cắt từng khoanh ăn liền và để phần còn lại vào tủ. Thời gian bảo quản của giò trong điều kiện tủ lạnh là 1 tuần. Sau một tuần, nếu bạn thấy giò đã có mùi, hoặc hiện tượng bị nhớt bên ngoài thì khả năng giò đã bị hư. Bạn không nên dùng nữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Chấm điểm giò thủ ngon của các đầu bếp nội trợ
Món giò thủ ngon đúng chuẩn cần đạt được các yêu cầu:
- Gia vị nêm nếm vừa miệng.
- Màu giò thủ hơi hồng: có sự kết hợp màu nâu của nấm và phần thịt mỡ đông màu trắng xen lẫn.
- Đủ độ béo của món ăn
- Giò giòn, thơm mùi thịt, ngọt hương thơm của tiêu và nấm hòa quyện.
Hi vọng với cách làm giò thủ ở trên đã giúp bạn có món ăn ngon cho gia đình. Chúc bạn luôn là những nhà nội trợ không thể thiếu trong gia đình của mình. Hương vị tết sẽ ấm áp hơn khi cả nhà được thưởng thức món ngon từ chính tay bạn làm.