Tào Tháo được biết đến không chỉ là một kẻ gian hùng nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa mà không còn là một nhà chính trị, quân sự tài ba. Là một người thông minh, cơ trí, có giã tâm và dục vọng ông đã tạo nên thế chân vạc trong thời Tam Quốc.
Ngoài ra, ông còn để lại cho đời những câu nói bất hủ, dù trải qua 2000 năm nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Dưới đây là tổng hợp những câu nói hay của Tào Tháo thâm sâu, vô cùng ý nghĩa được xem như là triết lý sống cả đời của Tào Tháo, đã giúp ông đạt được nhiều thành công cũng như là kim chỉ nam để cho người đời học hỏi.
Những câu nói hay để đời của Tào Tháo
Đây chính là một trong số thuật dùng người của nhà chính trị – quân sự tài giỏi này, đã giúp ông đạt đực nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.
Được biết đến là người vô cùng đa nghi, nhưng trong công việc ông luôn quan niệm ” không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin “.
Vì thế, Tào tháo rất có con mắt nhìn người, một khi đã chọn ai thì ông phải thật sự tin tưởng để giao trọng trách cho người đó. Bởi lòng tin có sức mạnh vô cùng to lớn, có thể quyết định đến sự thành bại của cả cuộc diện.
Câu nói này của Tào Tháo được xuất phát trong một lần trò chuyện với Tư Mã Ý. Đây là câu nói khi Tào Tháo nhận thấy Tư Mã Ý có ý đồ riêng để cảnh báo ông ta về sự việc này.
Qua đây, cho thấy sự quan sát tinh tế và con mắt tinh tường của Tào Tháo khi nhìn thấu được tâm can của Tư Mã Ý mà răn đe Tư Mã Ý nên biết chừng mực, an phận làm bề tôi trung thành.
Cho tới nay thì câu nói này vẫn luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Nếu là người thông minh thì nên biết che giấu đi những điều cần giấu, không nên phơi bày ra cho mọi người đều biết để tự làm hại mình. Và trong xã hội này cũng thế, nếu muốn một có một cuộc sống yên bình, chẳng mấy ai sống đúng bản chất của thật của mình.
Đây là một trong những câu nói thể hiện đúng bản chất con người của Tào Tháo: “Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”.
Chính vì bản tính đa nghi của mình mà Tào Tháo không hề tin vào bất kỳ ai. Qua câu nói này của Tào Tháo, chúng ta cũng giúp chúng ta hiểu thêm về lòng người và nên thận trọng và đề phòng cảnh giác người khác bởi ai cũng có thể phản bội, lừa gạt ta bất cứ khi nào.
Đối với Táo Tháo ông quan niệm, đã là anh hùng trong thiên hạ phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù thành công hay thất bại cũng không bao giờ phủ nhận những việc mình đã làm.
Cho nên theo ông: ” Biết sai sửa sai nhưng không bao giờ nhận mình sai “. Đây cũng là điều thường gặp ở rất rất nhiều người.
Có thể nhiều lý do mà họ dám nhận lỗi lầm về mình, nhưng khi hiểu rõ bản chất vấn đề, họ vẫn ầm thầm sửa sai để bù đắp lại lỗi lầm đó. Tùy vào mỗi trường hợp để có cách xử lý vấn đề khác nhau, nhưng biết sai mà sửa sai là điều rất đáng hoan nghênh.
Với câu nói này, chúng ta dễ dàng nhận thấy Tào Tháo là một người luôn tỉnh táo để giải quyết vấn đề, xử lý mọi việc dựa vào lý trí và không bao giờ để cho cảm xúc xen vào làm ảnh hưởng đến những sự việc trọng đại trong đời.
Biết học cách chấp nhận và buông bỏ đúng lúc, xem mọi việc nhẹ tựa lông hồng đó chính là điều chúng ta cần phải học hỏi ở ông.
Trải qua biết bao nhiêu trận đánh lịch sử, ông đã học hỏi được nhiều từ những thất bại và thành công từ mỗi cuộc chinh chiến đó.
Tào Tháo hiểu rõ ” hành sự tại nhân, thành sự tại thiên “nên đối với ông trên chiến trường mình khó có thể kiểm soát được mọi việc, do đó thắng bại là chuyện thường tình của binh gia “. Đó như là một điều tất yếu đối với nhà binh, vì vậy ông xem mọi việc “nhẹ tựa lông hồng”
Đây cũng là một trong những câu nói làm nên tên tuổi của Tào Tháo: ” Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công “. Bởi ông cho rằng phụ nữ luôn hành xử theo cảm tính.
Với những việc trọng đại trong đời, phụ nữ thường hay đắn đo, suy nghĩ nhiều đến những rủi ro có thể xảy ra và đó cũng là tâm lý chung của con người. Vì thế, trong việc dụng binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ thành công. Bởi khi vượt qua được nỗi sợ hãi của con người để tiếp tục chiến đấu, thì mới dành được chiến thắng.
Ngụ ý trong câu nói này không phải ám chỉ sự thích thú tầm thường trong quan hệ nam nữ, mà ý của Tào Tháo muốn nói đến thứ quan trọng nhất của kẻ thù.
Bởi Tào Tháo có hứng thú những với thứ quan trọng của kẻ thù, muốn nắm được nó để hiểu rõ kẻ thù hơn từ đó mà nắm thóp điểm yếu của chúng để dễ dàng thu phục và tấn công hơn. Lúc đó việc dành chiến thắng dễ như trở bàn tay.
Đây cũng là trạng thái tâm lý chung của con người: ” không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh “.
Con người khi không có động lực phấn đấu thường hay dễ chán nản và từ bỏ, khi nằm trong vùng an toàn họ ngại bứt phá ra khỏi vỏ bọc để đương đầu va chạm với bên ngoài.
Nếu không có đòn bẩy, một tác động mạnh từ bên ngoài thì họ không thể phát huy hết khả năng tiềm tàng bên trong của bản thân. Cho nên nó không chỉ làm suy giảm trí tuệ mà còn làm giảm đi sức mạnh chiến đấu và ý chí vươn lên của mỗi người.
Muốn thành công và đạt được thành tựu trong sự nghiệp thì yếu tố quyết định đó là ý chí vững vàng, phải có tính quyết đoán và cương quyết trong xử lý vấn đề ” dám nghĩ, dám làm “. Đồng thời, không được kinh xuất mà phải luôn cẩn trọng, và can đảm đương đầu với mọi khó khăn như câu nói trên của Tào Tháo.
Dù trải qua 2000 năm lịch sử nhưng những giai thoại của Táo Tháo vẫn là vẫn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Đặc biệt là trong truyện ” Tam Quốc Diễn Nghĩa ” của Lê Quán Trung thì Tào Tháo được biết đến là kẻ tiểu nhân vô liêm sỉ, bất nhân, bất nghĩa.
Người đời đều xem Tào Tháo là kẻ gian hùng nhưng cũng không làm được gì một kẻ gian hùng như ông. Với Tào Tháo thà làm kẻ gian hùng để đạt được những hoài bão lý tưởng cuộc đời, còn hơn làm quân tử mà phải chịu nhụ cnã, lăng mạ, giẫm đạp và bị tiêu diệt thì cuộc đời thật hoang phí.
Với chí hiên ngang, bất cần của mình ông vẫn luôn tự tin vào bản thân, không sợ người đời đánh giá hay nhìn nhận sai về con người thật sự của mình: ” Trước đây, ta không sợ người khác nhìn nhầm ta ”
Và đến bây giờ cũng không ai có thể hiểu được bản chất thật sự của Tào Tháo là gì nhưng phải công nhận ông thực sự là một con người tài năng xuất chúng, là một người túc trí đa mưu, nhìn thấu lòng người hiểu thế sự biết cách dụng binh đánh trận, dùng đúng người đúng việc, có bản lĩnh và tham vọng .
Tuy nhiên cũng vì quá đa nghi, nhẫn tâm để đoạt được mục đích mà không từ thủ đoạn nên gây mất lòng dân, người đời không phục về cách hành xử của ông. Nhưng qua đó cũng giúp chúng ta rút ra nhiều bài học quý giá đáng để suy ngẫm.