Những món đặc sản Thái Nguyên ngon nhất không thể bỏ lỡ

Nếu một lần được đến với Thái Nguyên bạn phải lên kế hoạch cho một buổi đi khám phá các đặc sản ở nơi này nhé. Và sau đây mình sẽ giới thiệu cho bạn vài món ăn đặc sản Thái Nguyên nhé!

Chè búp Tân Cương

chè búp tân cương
Nhắc đến Thái Nguyên thì người ta không thể không nói đến chè ở nơi đây. Không một nơi nào trên đất nước hình chữ S này có thể tạo ra được một sản vật quý như chè Tân Cương Thái Nguyên. Do có địa hình và tính chất thổ nhưỡng đặc biệt đã làm nên hương vị đặc biệt của chè Tân Cương.
Nếu đặc sản Hà Nội là món Trà Sen thơm ngon hấp dẫn thì khi đến Thái Nguyên bạn sẽ được thưởng thức những lá chè tươi nguyên chất.

Đậu phụ Bình Long – Võ Nhai

đậu phụ bình long
Đậu phụ có lẽ là một món ăn phổ biến đối với bữa cơm người Việt nhưng đậu phụ ở vùng đất Võ Nhai sẽ khiến bạn cảm thấy đặc biệt.
Nguyên liệu để làm đậu phụ được lựa chọn kỹ càng và được làm bởi tay của các người có kinh nghiệm làm đậu lâu năm. Món đậu được làm ra mang theo cả tình cảm của người dân địa phương tạo nên sự khác biệt và khi ăn sẽ cảm thấy sự béo ngậy.

Bánh chưng Bờ Đậu

bánh chưng bờ đậu
Bờ Đậu là một làng thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 15km được biết đến với  nghề làm bánh chưng truyền thống nổi tiếng.
Từ thời nước ta đang bị Pháp thuộc, bánh chưng Bờ Đậu đã nổi tiếng và được những người lái xe đường dài truyền tai nhau đến thưởng thức.
Nguyên liệu Bánh chưng bờ đậu bao gồm: gạo nếp nương Định Hóa, thịt lợn sạch của đồng bào Hà Châu là một xã của huyện Phú Bình Thái Nguyên.
Bánh chưng bờ đậu mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Đặc biệt lá dong dùng để gói bánh là lá dong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được người ta hái tại vùng núi Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong màu bánh trông rất đẹp mắt.

Mật ong rừng

Mật ong rừng, đặc sản Thái Nguyên
Từ lâu con người đã biết cách chế biến mật ong rừng để điều trị bệnh, dùng làm thuốc bổ, chăm sóc sắc đẹp,…Do đó, người dân Thái Nguyên đã biết tận dụng sự nguồn tài nguyên thiên từ các vườn nhãn, vườn vải để thu hút ong rừng làm tổ lấy mật.
Mật ong rừng Thái Nguyên được du khách trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích  bởi nó mang hương vị thơm ngon, bổ dưỡng sản phẩm nguyên chất của núi rừng Đông Bắc.
Bằng các phương pháp thủ công, người dân Thái Nguyên luôn giữ cho mật ong có vị ngọt tự nhiên, không lắng cặn, có thể bảo quản lâu năm ở những nơi thoáng mát mà không sợ bị biến chất hay đổi màu.
>>> CLICK XEM THÊM: Top 10 đặc sản Phú Thọ nghĩ đến là thèm

Nem chua Đại Từ

Nem chua Đại Từ, đặc sản Thái Nguyên
Điểm đặc biệt của nem chua Đại Từ so với các loại nem chua khác đó là trước khi bóc ra ăn thì chúng ta phải nướng nem bằng than củi hoặc lăn qua chảo thì mới có thể ăn được.
Nguyên liệu chính của món ăn bao gồm: thịt nạc mông, tỏi, hạt tiêu, thính gạo rang thơm, lá ổi và một ít rượu trắng. Mỗi chiếc nem được bọc cẩn thận trong lá chuối tươi.
Nem chua là vị ngon hòa quyện của tất cả các gia vị: lá ổi bùi bùi kết hợp với cái mèm ngọt của thịt lợn, hương thơm lừng của thính gạo, tỏi, hạt tiêu, đặc biệt là mùi thơm thoang thoảng của lá chuối được nướng vùi trong than củi làm nức lòng du khách.

Mỳ gạo Hùng Sơn

Mỳ gạo Hùng Sơn, đặc sản Thái Nguyên
Dựa vào độ dẻo, độ giòn và vị thơm mà người ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa mỳ gạo Hùng Sơn ( Đại Từ ) so với các loại mỳ gạo của các vùng khác.
Mỳ được dùng làm phở xào, phở nước, dùng trong món lẩu thông thường, đặc biệt có thể dùng nấu với canh cua đồng hay rau rút đều rất và bổ dưỡng.
Mỳ gạo Hùng Sơn được làm từ gạo bao thai, một loại gạo đặc biệt là đặc sản của vùng đất Định Hóa. Qua nhiều gia đoạn kỳ công chế biến ( Gạo được làm sạch, vo kỹ, ngâm mềm trong 8 tiếng.
Sau đó được xay nhuyễn thành bột sóng sánh, dẻo dẻo và lọc đi lọc lại nhiều lần ủ qua đêm để sáng hôm sau đem tráng bánh ra khuôn, mang đi phơi và cắt bánh thành từng sợi mỳ dai ngon, trắng tinh). Do đó, nếu khi chúng ta có nấu quá lửa thì sợi mỳ vẫn không bị nát như các loại mỳ gạo thông thường.

Đặc sản Trám Hà Châu

quả trám hà châu
Xã Hà Châu là thuộc huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây nổi tiếng với các sản vật thiên nhiên như măng tre, trám rừng và cái loại rau củ.
Trong các sản vật thiên nhiên mà được tìm thấy ở Phú Bình thì quả trám đen chính là một món nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu.
Trám đen thuộc họ  thân mộc, thường sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng bảy. Quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng bao bọc lấy hạt trám nhọn hai đầu và trắng ngần.
Theo người dân xã Hà Châu, cây trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm trước. Trung bình từ 7-8 năm cây trám mới cho quả vì thế giá thành của nó hơi cao. Trám đen khi nấu lên ăn có vị bùi bùi và hay được người dân dùng để kho thịt.

Bánh Ngải của Người Tày.

bánh ngải
Người dân vùng dân tộc thường có những món ăn vừa lạ vừa ngon. Bánh Ngải là một loại bánh đặc sản của người Tày Thái Nguyên.
Bánh được làm vào tết Thanh Minh, có màu xanh, hình tròn và làm bằng lá ngải. Bánh ngải của người Tày đặc biệt ở chỗ, nếp được dùng làm bánh là loại nếp nương, không được lẫn gạo tẻ. Nhân bánh thường được người dân làm thủ công bằng mật mía vì vậy khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên đặc biệt.

Cơm Lam – Định Hóa

cơm lam định hóa
Với mỗi vùng núi thì cơm lam là một món ăn đặc trưng nhưng mỗi vùng lại có sự khác nhau riêng biệt do khí hậu và vị trí địa lý …
Chính vì cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu ôn hòa đã tạo nên một sản vật đặc biệt của Định Hóa là lúa nếp nương. Đây cũng là nguyên liệu chính để làm bánh chưng bờ đậu.
Cơm Lam có vị ngon ngọt của sự kết hợp giữa gạo nếp và những ống nứa non. Cách làm tương đối đơn giản. Ống nứa non chặt thành từng khúc rồi đổ gạo vào, bịt chặt bằng lá tre sau đó nướng trên lửa.
Tuy nhiên, để có được một ống cơm ngon phải dựa vào kinh nghiệm mới nhận biết được khi nào gạo chính. Khi ăn thì bỏ hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng màu trắng trắng nhìn rất hấp dẫn.

Rau bò khai

rau bò khai
Món ăn này khá là độc đáo được thiên nhiên ban tặng để tạo nên đặc sản Thái Nguyên. Ngọn và lá non của rau bò khai được dùng làm thực phẩm còn những bộ phận khác dùng trong đông y để làm thuốc.
Thân và lá của dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng. Hương vị rau bò khai không thể nào bị lẫn với rau rừng khác. Nó là sự kết hợp hoàn hảo  của hương đất, rừng và sự tinh khiết của khí trời vùng núi cao. Người ta thường dùng loại rau này để chữa bệnh nữa.


Mỗi một vùng đất là một đặc sản và chúng ta không thể bỏ qua  đặc sản Thái Nguyên với những món ăn độc và lạ nơi đây. Nào!!! Bạn hãy note lại những món ăn này để không bị bỏ lỡ khi đến với Thái Nguyên đi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *