Thể tích hình trụ là một dạng bài toán về hình học trong không gian mà các bạn học sinh cần nắm được. Các bạn có thể vận dụng vào thực tiễn để kiểm tra lại thể tích ghi trên các vật dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày như hộp sữa, lon nước ngọt,… Vậy cách tính thể tích loại hình học này như thế nào và cần lưu ý điều gì để giải quyết bài toán đơn giản và đúng nhất. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nếu bạn muốn biết nhiều hơn về loại hình khối này nhé!
Các định nghĩa bạn cần nhớ
Hình trụ được hiểu đơn giản là hình khối đơn giản được tạo thành bởi các điểm cách trục đường thẳng một khoảng cách cố định. Còn trong ứng dụng thực tế, hình trụ là bề mặt được tạo ra bằng cách quay hình chữ nhật với một cạnh cố định, hai cạnh đáy của hình song song và bằng nhau. Có thể kể ra một số đồ vật hình trụ mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống như: lọ hoa, xô nước, lon sữa ông thọ,…
Tất cả các vật thể, dù chúng rất nhỏ thì đều chiếm một lượng không gian nào đó. Lượng không gian mà vật đó chiếm được gọi là thể tích.Trong một số trường hợp đối với các hình có không gian phức tạp ta có thể chia thành các hình nhỏ đơn giản hơn và tổng thể tích của chúng là tổng thể tích của hình lớn đó.
Thể tích hình trụ là một vật rắn được tạo bởi một bề mặt hình trụ và hai mặt phẳng song song. Chúng ta có thể hình dung nó như một khối thiếc rắn có nắp đậy ở trên và dưới. Để tính thể tích hình trụ, chúng ta cần biết và tìm ra được hai tham số là bán kính đáy và chiều cao.
Cách tìm các đại lượng trong bài toán cách tính thể tích hình trụ
Muốn tính được diện tích đáy hình trụ cần tính hoặc đo được chiều cao hình trụ và bán kính đáy.
- Tìm bán kính đáy: Có thể tìm bất kỳ mặt đáy nào vì hai mặt bằng nhau. Cách đơn giản nhất để tìm bán kính là sử dụng thước đo để đo khoảng cách lớn nhất của đường tròn và lấy số đo đo được chia đôi. Ví dụ: Đo được khoảng cách là 10cm, để tìm được bán kính lấy 10 : 2 = 5 cm
- Tìm diện tích đáy tròn: Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn: A = π.r2 với A là diện tích đáy tròn, r là bán kính của mặt đáy hình trụ. Ví dụ: Tính diện tích đáy tròn biết r = 10 cm => Diện tích đáy tròn là: 3,14 x (10)2 = 314 cm2
- Tìm chiều cao của hình trụ: Chiều cao hình trụ là khoảng cách của 2 mặt đáy trên mắt bên. Chỉ cần lấy thước đo chính xác đường cao là có thể biết chính xác chiều cao hình trụ.
Cách để tính thể tích hình trụ cũng khá dễ hiểu và dễ nhớ: V = π. r2. h.
Lời khuyên để có thể tính thể tích hình trụ chính xác
Bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tính được thể tích hình trụ nhanh và chính xác:
- Hãy chắc chắn là bạn đã đo chính xác bán kính và chiều cao.
- Bạn nên làm nhiều bài tập tính thể tích để khi vận dụng vào thực tế sẽ giúp bạn có hướng tư duy, phân tích nhanh chóng.
- Để tính được chính xác và nhanh hơn bạn nên dùng máy tính khi tính toán.
- Ta có thể dễ dàng tìm bán kính bằng cách tìm số đo đường kính rồi chia cho 2.
- Ngoài phương pháp thông thường, bạn có thể tính thể tích hình trụ bằng cách lấy diện tích đáy hình trụ và chiều cao hình trụ nhân lại với nhau.
- Hãy nhớ đường kinh là dây cung lớn nhất trong một hình tròn. Khi đo đường kính bạn cần đặt số 0 trên thước đo sát với mép đường tròn và tiến hành đo độ dài lớn nhất sao cho không làm di chuyển mép số 0 hình tròn đó.
- Công thức tính thể tích hình trụ V = πr2h, và π xấp xỉ bằng 22/7.
Ngoài ra các các bạn cũng cần tham khảo thêm bài viết công thức tính diện tích hình trụ đã được chia sẻ trên Website Thuthuat.vn để hiểu rõ đầy đủ các dạng bài về hình trụ và để biết thêm nhiều công thức giải các bài toán khác một cách dễ dàng và chính xác.
Trên đây là một số định nghĩa và công thức tính thể tích hình trụ. Hy vọng bài viết này hữu ích giúp bạn có hướng giải nhanh dạng bài này và ứng dụng vào thực tiễn một cách dễ dàng và chính xác nhất.