Nguyên nhân và cách trị ho dứt điểm một cách nhanh nhất

Chúng ta vẫn thường nghĩ ho là bệnh, dù cho ho nhiều hay ít, nhưng ho thật ra chỉ là triệu chứng chứ không phải là bệnh, cùng xem cách trị ho hiệu quả sau nhé.
Ho là cách thức cơ thể bảo vệ đường hô hấp khi khí quản vì một lý do nào đó mà bị kích thích hay viêm. Và ho sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy làm tắc nghẽn khí quản, cải thiện luồng không khí ra vào phổi, như vậy các bạn mới có thể dễ dàng hít thở hơn.
Thế nhưng, khi bị ho mà kéo dài nhiều ngày, thì có khả năng đây chính là triệu chứng của một số bệnh lý đường hô hấp.Mời các bạn hãy tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết sau của VITINFO nhé.

Nguyên nhân gây ho

Ho khan

Ho khan do mắc các chứng bệnh có liên quan tới đường hô hấp

Ho khan thường kéo dài và dễ tái phát

Ho khan thường kéo dài và dễ tái phát

Một số bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: Viêm họng, hen suyễn, viêm xoang, viêm phế quản. Đây chính là nguyên nhân khiến ho khan kéo dài và rất dễ bị phát đi phát lại.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp gây bệnh ho khan

Khi chúng ta bị cảm cúm, cảm lạnh, hoặc là bị nhiễm các vi khuẩn thì đường hô hấp sẽ bị nhiễm trùng. Rồi dẫn đến hậu quả là khí quản của bệnh nhân bị tổn thương, sẽ bị ho khan kéo dài.

Ho khan do không khí bị ô nhiễm

Hệ hô hấp của mỗi người chúng ta hàng ngày phải hít vào một khối lượng lớn khói bụi, nấm mốc tồn tại trong không khí. Nhưng nếu gặp phải điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường hay lúc giao mùa thì sẽ gây ra chứng bệnh ho khan.

Ho gà gây ra triệu chứng ho khan kéo dài

Ho gà khiến bệnh nhân mệt mỏi

Ho gà khiến bệnh nhân mệt mỏi

Căn bệnh ho gà làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, lý do gây ra chứng ho khan là cơ thể bị vi khuẩn Bordetella pertussis tấn công.
Loại vi khuẩn này khi đã xâm nhập vào đường hô hấp sẽ nhanh chóng phát triển ở khí quản, thanh quản rồi tiết ra một loại độc tố, khiến cho phần vòm họng bị tổn thương.

Bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân này nghe qua có vẻ vô lý, vì nó hoàn toàn không có vẻ gì là liên quan tới chứng ho khan.
Nhưng thật tế thì không phải như vậy, khi aixt dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ kích thích dây thần kinh và gây ra chứng ho khan.

Thực phẩm gây bệnh ho khan

Trẻ nhỏ là đối tượng bị ho khan vì nguyên nhân này nhiều nhất, cơ thể các bé rất dễ bị dị ứng với một số loại thực phẩm như: Cua, cá, tôm, sữa, trứng…

Nguyên nhân ho khan do thời tiết, khí hậu thay đổi

Nhiệt độ thay đổi cũng là nguyên nhân gây bệnh ho khan

Nhiệt độ thay đổi cũng là nguyên nhân gây bệnh ho khan

Nhiệt độ, áp suất, khí hậu trong không khí đột ngột thay đổi là nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh ho khan phát triển.
Đặc biệt nhất là vào mùa đông và mùa hè, lúc này chúng ta rất dễ mắc bệnh ho khan do thời tiết thay đổi.

Ho kéo dài

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

URTI hay còn được gọi là chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên chính là nguyên nhân gây ho phổ biến nhất hiện nay.
URTI là do nhiễm khuẩn hoặc là do nhiễm virus – Và URTI do vi khuẩn thường sẽ kéo dài hơn 7 ngày, còn URTI do virus sẽ bắt đầu xuất hiện 2-3 ngày sau lần nhiễm đầu tiên.
Ở người lớn sẽ kéo dài từ 3-14 ngày, ở trẻ nhỏ sẽ kéo dài 6-7 ngày. Một số triệu chứng thường thấy của URTI bao gồm: Hắt hơi, sốt, đau đầu, chảy nước mũi, mệt mỏi.

Chảy dịch mũi sau

Bệnh này thường xuất hiện vào ban đêm

Bệnh này thường xuất hiện vào ban đêm

Khi chất nhầy trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, sẽ có thể xảy ra hiện tượng chảy dịch ở mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau phần cổ họng, rồi sau đó kích thích các dây thần kinh cùng với các thụ thể gây ho.
Đây cũng chính là một tác dụng phụ thường thấy của chứng nhiễm virus và dị ứng. Loại ho này thường sẽ nặng hơn vào ban đêm, không có đờm hoặc là sẽ có đờm.
Bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa ở mắt và chảy nước, ngứa cổ, hắt hơi, hoặc nếu bị dị ứng thì sẽ có thể bị nổi chàm.

Hen suyễn

Hen suyễn được xem là một căn bệnh mãn tính, gây viêm khí quản và ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp nên nó sẽ hạn chế luồng không khí chảy vào phổi.
Một vài nguyên nhân khác của cơn hen suyễn có thể là khói thuốc, lông thú, phấn hoa, khí thải cùng với một số loại thực phẩm khác.
Ho hen suyễn thường kèm theo tức ngực, thở khó khè, nặng hơn sau khi vừa tập thể dục, hoặc là vào ban đêm.

Ợ nóng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và ợ nóng chính là nguyên nhân dẫn tới chứng ho mạn tính mà chúng ta thường thấy. Tình trạng này sẽ xảy ra khi axit trong dạ dày bị trào trở lại vào ống thực phẩm.
Khi bệnh nhân nằm xuống vào buổi tối, bệnh có khả năng trở nặng hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc là khiến cho phổi bị tắc nghẽn

Hút thuốc là khiến cho phổi bị tắc nghẽn

Hút thuốc lá thường xuyên trong một thời gian dài là nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Căn bệnh phổi nguy hiểm này sẽ gây cản trở luồng không khí vận chuyển ra vào và dẫn đến khó nhọc khi thở. Bệnh nhân sẽ có khả năng mắc một hay là cả hai dạng chính: Khí thủng phổi cùng với viêm phế quản mãn tính.
Một trong những triệu chứng để nhận diện căn bệnh này là ho kèm nhiều đờm, đặc nhiệt nhất là vào sáng sớm. Một số triệu chứng khác bao gồm: Thở khò khè, khó thở, mệt mỏi.

Ho do thuốc

Nếu đang phải sử dụng thuốc cao huyết áp thì các bạn cũng rất có thể bị ho. Chất gây ức chế ACE là một nhóm thuốc có hiệu quả điều trị cho chứng cao huyết áp, nhưng lại gây ra một tác dụng phụ không mong muốn là chứng ho khan cho khoảng 20% bệnh nhân.

Viêm phổi

Ho kèm sốt chính là dấu hiệu của viêm phổi

Ho kèm sốt chính là dấu hiệu của viêm phổi

Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thường thấy, một số triệu chứng bao gồm: Ớn lạnh, sốt, khó thở, run rẩy, ho. Các bạn có thể mắc bệnh viêm phổi ở trường học, nơi làm việc, hoặc là bệnh viện…
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh viêm phổi, nhưng đặc biệt nhất là người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Bệnh nhiễm trùng này nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc virus tấn công.

Ho gà

Ho gà có thể ảnh hường đến tất cả mọi lứa tuổi, dù là trẻ sơ sinh đến người đã trưởng thành. Sau khi bị nhiễm trùng từ 5-10 ngày các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.
Một số triệu chứng ban đầu sẽ bao gồm: Ngừng thở ở trẻ sơ sinh, ho nhẹ, sốt nhẹ, sổ mũi. Thế nhưng, sau khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ nặng hơn như: Nôn trong hoặc sau khi ho, co giật, mệt mỏi, ho nhanh.
Và để có thể xác định được nguyên nhân gây ho kéo dài, các bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Ho có đờm

Nguyên nhân dẫn đến chứng ho có đờm là do trong cổ họng bị tăng tiết chất nhầy, nên làm cho cổ gọng khó chịu và ngứa ngáy và kết quả là cản trở quá trình hô hấp của cơ thể.
Ho có đờm là do dịch đờm quá nhiều

Ho có đờm là do dịch đờm quá nhiều

Khi trong cổ họng, đờm bị tăng quá nhiều thì cơ thể sẽ xảy ra một phản xạ tự nhiên thường thấy, đó chính là ho. Ho sẽ bật mở nắp thanh quản một cách mạnh mẽ, động tác này sẽ đẩy đờm văng ra ngoài.
Tuy nhiên đờm thường bám dính vào cổ họng và có độ nhầy, nhớt, cho nên rất khó tống đờm ra ngoài chỉ bằng một cơn ho. Và chúng ta thường sẽ có cảm giác muốn ho mạnh liên tục, cho đến khi nào cổ họng văng ra hết đờm thì mới đỡ được cảm giác khó chịu.
Thế nhưng, giải quyết xong cục đờm này thì chất nhầy lại được tiếp tục tạo ra rồi hình thành một cục đờm khác nữa trong cổ họng.
Quá trình này xuyên suốt trong một thời gian dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân vô cùng. Nhất là khi đêm xuống, các cơn ho ập đền làm cho người bị bệnh lẫn người khỏe mạnh đều mất ngủ theo.

Cách trị ho

Trị ho có đờm

Trị ho hiệu quả với nước muối

Nước muối giúp giảm cơn ho hiệu quả

Nước muối giúp giảm cơn ho hiệu quả

Nước muối có công dụng tiêu đờm, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, và cả giảm cảm giác ngứa rát nơi cổ họng.
Chỉ cần chuẩn bị một ít muối cùng nước ấm, hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp nước muối. Súc miệng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Phương pháp trị ho bằng nước ép củ cải

Theo như Đông y thì củ cải có vị cay ngọt, tính bình nên có khả năng chữa khan tiếng, tiêu đờm hiệu quả.
Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, cắt khúc nhỏ, rồi ép lấy nước. Mỗi ngày uống vào buổi tối sẽ nhanh chóng trị dứt bệnh ho.

Trị ho có đờm bằng nước vo gạo và rau diếp cá

Rau diếp cá trong Đông y là một loại thảo dược có tính mát, tiêu đờm, thải độc.
Dùng chày giã nhuyễn rau diếp cá, trộn với nước vo gạo, rồi đun liu riu với lửa nhỏ, uống mỗi ngày sẽ nhanh chóng tiêu đờm, hết ho.

Trị ho khan từ gia vị

Chữa chứng ho khan bằng hạt tiêu đen

Tiêu đen được nhiều người sử dụng để giảm con ho khan

Tiêu đen được nhiều người sử dụng để giảm con ho khan

Hạt tiêu đen có tính kháng khuẩn khá cao, nên kết hợp cùng sữa ấm nóng là một phương pháp trị ho khan được nhiều người ưa chuộng.
Rất đơn giản, các bạn chỉ cần rắc vài hạt tiêu đen vào ly sữa nóng rồi dùng muỗng khuấy đều. Uống mỗi ngày một lần vào lúc trước khi chuẩn bị đi ngủ, sau một thời gian ngắn chứng ho khan sẽ giảm dần.

Trị chứng ho khan bằng gừng tươi

Gừng vốn có tính nóng ấm, nên thường được người lớn lẫn trẻ em sử dụng khi bị ho khan.
Chuẩn bị một củ gừng tươi, giữ nguyên vỏ và rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng. Sau đó dùng chày giã nát, rồi đun sôi cùng với một bát nước, lọc lấy nước bỏ xác.
Kiên trì uống vào mỗi buổi sáng để trị chứng ho khan.

Trị ho gà , ho khan từ hoa hướng dương

Sau đây là công thức chữa dứt điểm chứng ho gà: Chuẩn bị 15-30g lõi thân và cành cây hướng dương, rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
Sau đó dùng chày giã nát, rồi hãm cùng với nước sôi, có thể cho vào một ít đường để dễ uống hơn, mỗi ngày uống 1 lần.
==>> Xem thêm bài viết ý nghĩa hoa hướng dương

Trị ho cho bé

Trị ho cho bé nên dùng các nguyên liệu tự nhiên

Trị ho cho bé nên dùng các nguyên liệu tự nhiên

5 lát cam thảo, 3 quả ô mai bỏ hạt

Dùng chày giã nhỏ cả hai thứ, người lớn thì ngậm thường xuyên trong ngày. Đối với trẻ em thì hãm 20 phút với nước sôi, nước nguội bớt thì nhỏ vào họng của bé mỗi lần 5 giọt, mỗi ngày đều đặn nhỏ 3 lần.

Một ít đường phèn, 10 lá hẹ tươi

Lá hẹ rửa sạch bằng nước muối pha loãng, rồi cắt nhỏ, mang hấp thủy với đường phèn. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê.
Bài thuốc này chuyên sử dụng khi trẻ bị cảm cúm có kèm sốt, ho, sổ mũi.
3-4 nhánh tỏi lâu năm, bóc sạch vỏ, rửa với nước, cho vào cốc có chứa 100ml nước sôi. Ngâm 10-12 tiếng, rồi cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, sau khi đã ăn no. Để giàm kích thích của tỏi và có thể dể uống hơn thì hòa thêm một ít đường.
Sa sâm 9g, Bách bộ 6g, xuyên bối mẫu 3g, bạch tiền 6g, sắc tất cả với một chén nước, sao cho còn lại nửa chén. Chia đều ra 3 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 5 ngày.
15 bông cúc vạn thọ, sắc lầy nước làm thuốc, hòa tan thêm một ít đường đỏ, chia đều ra 3 lần uống trong ngày.
Tử uyển 9g, bạch tiền, kinh giới, cam thảo, cát cánh ,trần bì, bách bộ mỗi thứ 6g, sắc tất cả với một chén nước, sao cho còn lại nửa chén. Chia ra 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày sắc 1 thang. Sử dụng cho tất cả các trường hợp ho.

Trị ho cho bà bầu an toàn

Bà bầu thường nhạy cảm nên cần có cách trị riêng

Bà bầu thường nhạy cảm nên cần có cách trị riêng

Gừng

Gừng có tính cay nóng nên giúp ấm bụng, làm dịu cơn ho và giải cảm cho bà bầu. Chanh kèm mật ong là một hỗn hợp hỗ trợ trị ho hiệu quả và nhanh chóng.
Đầu tiên là dùng chày giã gừng tươi thật nhuyễn rồi vắt lấy nước. Sau đó là tạo thành một hỗn hợp với tỉ lệ 1 muỗng mật ong, 1  muỗng nước gừng, 3 muỗng nước cốt chanh.
Kế tiếp là cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào nửa ly nước ấm để uống trong ngày.
Đây là một trong những cách trị ho cho bà bầu đơn giản nhất.

Mật ong

Mật ong hấp với lá hẹ là một bài thuốc giúp giảm viêm họng, giảm ho, khan tiếng một cách nhanh chóng.
Chuẩn bị 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, rồi để vào rổ cho thật ráo nước, kế tiếp cắt nhỏ cho vào chén.
Rót mật ong vào sao cho ngập lá hẹ, trộn đều, rồi hấp cách thủy cho tới khi nào lá hẹ nhừ thì tắt lửa.
Mỗi ngày uống 3 lần khi còn ấm, mỗi lần uống 3 muỗng cà phê, khi cho vào miệng không nuốt liền, mà phải ngậm khoảng thời gian 5 giây, rồi mới cho nước từ từ trôi xuống họng.

Cách chữa ho nhiều về đêm cho bà bầu

  • Ăn chanh ngâm mật ong để giảm ho về đêm
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều thực phẩm có chứa Vitamin C như quýt, chanh, cam…
  • Để tránh bị mất ngủ vào ban đêm thì tăng thời gian ngủ trưa thêm 1-2 tiếng.
  • Thường xuyên uống trà mật ong chanh hoặc uống từ 2-3 lít nước để tốt cho cổ họng và cơ thể.

Nếu trường hợp về đêm ho nhiều kèm nôn ói với sốt thì nên ngay lập tức đi khám bác sĩ để hạn chế biến chứng.
==>> Xem thêm Nguyên nhân và cách chữa trị táo bón tại nhà hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *